Ngày nay, để lan tỏa hình ảnh của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, rất cần đến công tác truyền thông với nhiều phương thức khác nhau. Chính vì thế mà ngành Truyền thông đang là một trong những ngành rất “khát” nhân lực. Hãy cùng UMT tìm hiểu thêm về ngành Truyền thông trong bài viết này nhé!
Truyền thông (Communication) là quá trình diễn ra sự tương tác và trao đổi thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau, nhằm mục đích cung cấp thông tin nào đó.
Có nhiều hình thức truyền thông khác nhau, sau đây là những hình thức truyền thông phổ biến:
Ngành Truyền thông là một ngành học rộng lớn, có phạm vi ở nhiều mảng khác nhau và có thể được chia thành 4 nhóm nhỏ như sau:
Nhắc đến Truyền thông, phải nhắc đến Truyền thông đa phương tiện. Tuy chỉ là mảng nhỏ của Truyền thông, nhưng Truyền thông đa phương tiện cũng bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như Quảng cáo, Truyền thông xã hội, Quảng cáo công nghệ kỹ thuật số và nhiều chuyên ngành khác.
Đặc biệt, trong số các trường có đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện hiện nay, có thể kể đến Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT). Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện của UMT được kỳ vọng có trình độ chuyên môn cao, năng lực sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ tốt, thấu hiểu trách nhiệm với cộng đồng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhận vị trí chuyên viên quan hệ công chúng, truyền thông số và sản xuất sản phẩm truyền thông; trưởng nhóm hoạch định, triển khai chiến lược quan hệ công chúng và kế hoạch truyền thông số cũng như các dự án sản xuất sản phẩm truyền thông; giám đốc sáng tạo, giám đốc truyền thông.
Trong truyền thông, vai trò của báo chí là không thể bàn cãi. Những tin tức nóng hổi chúng ta được tiếp cận hàng ngày nhờ một phần rất lớn của báo chí. Truyền thông báo chí là sự kết tinh của hai lĩnh vực: báo chí và truyền thông. Vì thế, để có thể công tác tốt trong lĩnh vực truyền thông báo chí, bạn phải có tư duy nhạy bén, sắc sảo và linh hoạt, khả năng giao tiếp trôi chảy cũng như khả năng giải quyết tình huống tốt. Đối với mảng Truyền thông báo chí, có rất nhiều vị trí công việc khác nhau như phóng viên, MC, biên tập viên, người dẫn chương trình...
Lĩnh vực nào cũng cần đến sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể mang lại chất lượng tốt nhất và Truyền thông cũng như vậy. Trong Nghiên cứu truyền thông, chúng ta hướng đến nghiên cứu các xu hướng, hành vi hay thị hiếu đang xuất hiện trong cộng đồng, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp nhất.
Truyền thông thực hành là nhóm ngành chuyên làm việc với những mảng khác như quảng cáo, báo chí, sự kiện. Truyền thông thực hành có thể chia thành 3 nhóm nhỏ như Public Relations (Quan hệ công chúng), Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp) và Non-profit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận).
Cơ hội nghề nghiệp từ ngành Truyền thông rất đa dạng. Dưới đây là một số công việc phổ biến mà bạn có thể tham khảo để chọn ra hướng đi cho bản thân.
Truyền thông nội bộ là một trong những vị trí quan trọng của doanh nghiệp. Một chuyên viên truyền thông nội bộ có nhiệm vụ hoạch định và lên ý tưởng cho các chương trình, sự kiện nội bộ của tổ chức, qua đó giúp gắn kết mọi người với nhau nhằm thúc đẩy năng suất công việc của từng thành viên.
Nếu truyền thông nội bộ chuyên tổ chức sự kiện trong nội bộ công ty thì chuyên viên tổ chức sự kiện thường có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông, chương trình và sự kiện hướng đến cộng đồng, nhằm thu hút mọi người quan tâm và lan tỏa hình ảnh đẹp của tổ chức.
Đây là nghề “hot” trong nhóm Nghiên cứu truyền thông, đòi hỏi nhiều kỹ năng như thuyết trình, giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng nhạy bén và phân tích thông tin. Một chuyên viên tư vấn và xây dựng chiến lược truyền thông có nhiệm vụ thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin, số liệu để có thể đề xuất kế hoạch truyền thông mang lại hiệu quả cao.
Đối với mảng Truyền thông báo chí, đây là nghề được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Biên tập viên đảm nhận nhiều vai trò, từ việc kiểm tra, sàng lọc thông tin, tham gia ghi hình, chỉnh sửa nội dung… trước khi xuất bản sản phẩm và truyền thông đến công chúng. Chính vì khối lượng công việc lớn như vậy, đòi hỏi biên tập viên phải có trình độ chuyên môn rất cao, thành thạo nhiều kỹ năng liên ngành cũng như có đài từ tốt, sự tỉ mỉ, khéo léo. Biên tập viên có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau như tòa soạn, đài truyền hình, phòng truyền thông các doanh nghiệp hay cơ quan báo chí trực thuộc Nhà nước.
Hy vọng bài viết UMT chia sẻ trên đã giúp các bạn phần nào hiểu thêm về ngành Truyền thông cũng như cơ hội việc làm của ngành này trong xã hội hiện nay.
Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của một công ty hay tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào truyền thông. Hiện nay có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau, chính vì thế mà ngành Truyền thông đa phương tiện ra đời. Nhiều bạn thắc mắc vậy các trường có ngành Truyền thông đa phương tiện chất lượng là trường nào?
Ngành Truyền thông đa phương tiện đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ, đầy cơ hội với hàng ngàn công ty khát nhân lực, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho Gen Z năng động, tài năng. Hãy cùng UMT tìm hiểu “tất tần tật” về ngành Truyền thông đa phương tiện qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng đang được rất đông sinh viên quan tâm, tuy nhiên có nhiều bạn còn nhầm lẫn hai ngành này. Nếu bạn chưa thể giải đáp thắc mắc và lựa chọn Truyền thông hay Quan hệ công chúng, hãy cùng UMT theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!