Ngày đăng: 10/04/2023

Ngành Kiến trúc là gì? Tại sao nhiều người lựa chọn học ngành Kiến trúc thay vì các ngành khác? Cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

Ngành Kiến trúc là một ngành học khá trừu tượng, không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn cần cả yếu tố thẩm mỹ, đảm bảo sự an toàn cũng như khả năng ứng dụng trong thực tế. Nếu bạn vừa có tình yêu đối với nghệ thuật cũng như sự đam mê các bộ môn khoa học tự nhiên thì ngành Kiến trúc là một lựa chọn tiềm năng đấy. 

Ngành Kiến trúc được hiểu như thế nào? Điều gì tạo nên khác biệt thiết kế nội thất? 

Chúng ta dễ dàng nhìn thấy những công trình kiến trúc đồ sộ ở khắp mọi nơi. Đó là một trong những sản phẩm của ngành Kiến trúc. Vậy ngành Kiến trúc là gì?

Ngành Kiến trúc (có tên tiếng Anh là Architecture) là ngành khá đặc thù vì nằm giữa hai lĩnh vực: nghệ thuật và kỹ thuật, có liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc khác nhau. Bạn có thể hình dung công việc của một kiến trúc sư chính là thiết kế các mặt bằng không gian, cấu trúc của một công trình, từ đó cung cấp giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau, xuất phát từ mục đích và nhu cầu thực tế của con người. 

Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa ngành Kiến trúc và Thiết kế nội thất. Ngành Kiến trúc đào tạo ra những kiến trúc sư hướng tới việc thiết kế kết cấu và kiến trúc công trình, họ quan tâm đến những chi tiết trên bản vẽ để các nhà thầu xây dựng dựa vào đó tiến hành thi công công trình. Còn ngành Thiết kế nội thất đào tạo ra những nhà thiết kế, quản lý việc lắp đặt nội thất cho các không gian khác nhau, họ có nhận thức sâu sắc về bố cục không gian để đảm bảo nội thất cũng như ngoại thất được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với nơi sinh sống và làm việc. 

Tại sao ngành Kiến trúc được nhiều bạn trẻ lựa chọn? 

Theo khảo sát gần đây, Kiến trúc là ngành được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tại sao như vậy? Bởi ngành này mang đến cho sinh viên cái nhìn đa chiều về các lĩnh vực nói chung và kiến trúc nói riêng để từ đó nâng cao cơ hội việc làm sau khi ra trường. 

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở 

Hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực xây dựng ngày càng lớn. Do đó, sinh viên ngành Kiến trúc khi ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn so với sinh viên của các ngành học khác. Tuy nhiên, để trở thành kiến trúc sư giỏi ngay sau khi ra trường, bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng và nỗ lực nhất định trong quá trình học tại trường. 

Nguồn kiến thức vô tận

Để trở thành một kiến trúc sư, bạn phải trang bị cho mình hành trang kiến thức khổng lồ từ Toán, Lý, Hóa, kỹ thuật, vật liệu cho đến kiến thức về sinh học, môi trường, văn hóa, xã hội hay các công cụ đồ họa khác nhau. Và đó chính là nguồn vốn, là hành trang để giúp bạn trở nên hiểu biết và thông thái hơn. 

Ngành học giúp khẳng định chính mình

Có thể nói, ngành Kiến trúc là một trong những ngành học có thể giúp bạn khẳng định chính bản thân mình. Bạn có thể sáng tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. 

Nguồn thu nhập “khổng lồ và hấp dẫn”

Có thể nói, kiến trúc sư là nghề giúp bạn có thu nhập ổn định hoặc tăng cao phụ thuộc vào năng lực của bạn. Mức tiền mà nhà đầu tư chi trả cho các công trình kiến trúc trong một dự án là vô cùng lớn.  

Tuy nhiên, để đạt được con số ấy, bạn phải là một kiến trúc sư tài giỏi, có đủ tâm và tầm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ hóa, toàn cầu hóa hiện nay, công trình kiến trúc ngày càng nhiều, mở ra rất nhiều cơ hội để bạn có thể tiếp cận và làm việc với những doanh nghiệp hay tập đoàn đa quốc gia và nhận được mức thù lao cực khủng. 

Ngành Kiến trúc học những gì? 

Vậy ngành Kiến trúc sẽ học những môn học gì? Ngành Kiến trúc bao gồm những môn học từ cơ bản đến nâng cao, sinh viên có thể tiếp cận và hình dung tất cả vấn đề mình sẽ học trong suốt quá trình học tập tại trường. Bên cạnh đó, còn có các chương trình chuyên đề đặc biệt giúp sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng, cảm nhận nghệ thuật về cái đẹp, tư duy phản biện và sáng tác công trình kiến trúc riêng.  

Một số môn học cơ bản ví dụ như: 

  • Cơ sở diễn họa kiến trúc 

  • Kiến trúc nhập môn 

  • Hình học họa hình 

  • Bố cục tạo hình 

  • Mỹ thuật 

Tiếp đó là khối kiến thức chuyên ngành, ví dụ như: 

  • Nguyên lý cơ bản trong thiết kế nhà ở - công cộng 

  • Khảo cứu các công trình kiến trúc cổ 

  • Cấu tạo kiến trúc  

  • Kỹ thuật thi công 

Ngoài ra, các bạn được làm quen với nhiều dạng mô hình, cách thức làm mô hình xuyên suốt tất cả những bài đồ án. Bạn được thỏa sức sáng tạo cùng nhiều vật liệu tùy ý để thể hiện ý tưởng riêng của mình. 

Có phải ai cũng có thể học ngành Kiến trúc không? 

Kiến trúc là một nghề đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật và nghệ thuật. Người học kiến trúc có khả năng tạo ra ý tưởng cho các dự án kiến trúc và thực hiện chúng. Bạn phải có hiểu biết vững chắc về vật liệu xây dựng, an toàn và môi trường; kỹ năng sáng tạo, tư duy logic và tổ chức tốt để tạo ra những công trình đẹp và giá trị chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, kiến trúc cũng là ngành học dành cho người có năng khiếu, nghĩa là không phải ai cũng có thể học lĩnh vực này. Chung quy lại, một số tố chất cần có để có thể theo học ngành Kiến trúc như: 

  • Học giỏi khoa học tự nhiên, có năng khiếu vẽ 

  • Có niềm đam mê nghệ thuật, thích khám phá 

  • Khả năng suy nghĩ, thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo ra cái đẹp 

  • Khát vọng sáng tạo, đam mê tạo hình, xây dựng công trình 

  • Kiên trì, tư duy tốt, tinh thần ham học hỏi 

  • Bản lĩnh, kiên định 

  • Khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao 

Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Kiến trúc như thế nào? 

Theo như thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực đối với ngành Kiến trúc rất cao. Riêng giai đoạn 2013 – 2025, Kiến trúc được dự đoán là 1 trong 8 nhóm ngành hot, thu hút nhiều lao động nhất tại TP.HCM, con số này có thể lên tới hơn 10.000 người/năm. 

Sinh viên ngành Kiến trúc không phải lo lắng về vấn đề tìm việc làm do cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở. Chính vì thế, Kiến trúc là một trong những ngành học được lựa chọn rất nhiều hiện nay. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc có thể đảm nhiệm công việc trong các lĩnh vực: 

  • Thiết kế công trình dân dụng, công trình công nghiệp 

  • Tham gia các dự án quy hoạch đô thị, xây dựng 

  • Xây dựng, khảo sát, quản lý dự án, chi phí xây dựng 

  • Tham gia nghiên cứu kiến trúc, quy hoạch, ứng dụng khoa học công nghệ 

Ngoài ra, sinh viên ngành Kiến trúc còn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quản lý thiết kế đến trực tiếp kiểm soát quá trình thi công, thi công tại công trường. Do đó, đây là lĩnh vực phù hợp với cả nam và nữ, đặc biệt là những bạn nữ có tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng quan sát, khiếu thẩm mỹ… rất phù hợp để theo đuổi ngành này. 

Mức lương đối với sinh viên ngành Kiến trúc 

Có thể nói, theo đuổi được nghề kiến trúc sư không hề đơn giản và dễ dàng như bạn nghĩ, bởi kiến thức ngành này rất khổng lồ. Áp lực cạnh tranh trong công việc không hề nhỏ, nhưng kéo theo đó là mức lương khá hấp dẫn.  

Kiến trúc sư mới ra trường, mức lương có thể khoảng 6 triệu đồng/tháng, tăng dần lên khoảng 19 triệu đồng/tháng sau vài năm đi làm và sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, mức lương cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức, kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp. 

Ngoài ra, mức lương đối với cử nhân ngành Kiến trúc có thể được chia theo từng vị trí. Ví dụ: Kiến trúc sư công trình trung bình thu nhập từ 12 - 18 triệu đồng/tháng, Kiến trúc sư quy hoạch trung bình thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng… 

Mức lương đối với ngành Kiến trúc cũng có thể xác định theo môi trường làm việc. Ví dụ, đối với các bạn làm việc trong cơ quan Nhà nước, mức lương chia theo bậc từ 1 đến 3. Nếu không thích làm việc gò bó, bạn có thể lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân, mức lương cũng sẽ khác nhau. 

Ngành Kiến trúc học trường nào? 

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành Kiến trúc, phân bổ khắp các vùng từ miền Bắc, miền Trung cho tới miền Nam. 

Đối với khu vực miền Bắc 

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội 

  • Đại học Xây dựng  

  • Đại học Mở Hà Nội 

  • Đại học Nguyễn Trãi 

  • Đại học Đại Nam 

  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 

Đối với khu vực miền Trung 

  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng 

  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 

  • Đại học Xây dựng miền Trung 

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM - Phân hiệu Đà Lạt 

  • Đại học Khoa học Huế 

Đối với khu vực miền Nam

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM 

  •  Đại học Bách khoa TP.HCM 

  •  Đại học Văn Lang 

  • Đại học Công nghệ TP.HCM 

  •  Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu TP.HCM 

  •  Đại học Việt Đức 

  • Đại học Nam Cần Thơ 

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM - Phân hiệu Cần Thơ  

Trên đây là chia sẻ của UMT về ngành Kiến trúc để các bạn tham khảo và đưa ra quyết định sáng suốt cho mình. Hãy lắng nghe chính bản thân bạn để biết đâu là điều mình cần và mình muốn, từ đó lựa chọn ngành và theo đuổi đam mê đến cùng, trở thành những kiến trúc sư tài ba. Mọi thắc mắc về tư vấn tuyển sinh, xin vui lòng liên hệ với UMT để được giải đáp nhé! 

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - HÀNH TRANG VỮNG VÀNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Ngành Quản trị nhân lực có thực sự quan trọng trong hệ thống đào tạo hiện nay? Học Quản trị nhân lực ra trường làm việc ở đâu? Chế độ có tốt không? 

NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG - CƠ HỘI CHO CÁC BẠN TRẺ THẾ HỆ MỚI

Ngành Ngôn ngữ Trung là lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ Gen Z trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Cùng tìm hiểu về ngành học thú vị này với UMT nhé! 

NGÀNH LUẬT KINH TẾ - "BẬT MÍ" TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TỪ A TỚI Z

Ngành Luật Kinh tế là một trong những ngành đào tạo “hot” nhất hiện nay? Tại sao ngành học này lại có sức hấp dẫn đến vậy? Cùng UMT tìm hiểu nhé!