Ngày đăng: 28/03/2023

Ngành Luật Kinh tế là một trong những ngành đào tạo “hot” nhất hiện nay? Tại sao ngành học này lại có sức hấp dẫn đến vậy? Cùng UMT tìm hiểu nhé! 

Bước sang hành trình mới, lựa chọn học ngành phù hợp và có “tương lai” cho con mình luôn là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Chính bản thân học sinh là người trong cuộc cũng thường đau đầu về vấn đề này.

Hiện nay, nhóm ngành Kinh tế - Luật đang thu hút rất nhiều thí sinh quan tâm tìm hiểu và đăng ký xét tuyển vào các trường đại học trên cả nước. Bạn có biết vì sao ngành Luật Kinh tế trở thành ngành đón đầu thời đại? Ngành này sẽ đào tạo những kiến thức gì? Ra trường sẽ làm việc ở nơi đâu? Mức lương hay thu nhập được bao nhiêu? Tiềm năng thăng tiến như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ thông tin về ngành Luật Kinh tế nhé.

Đôi điều cần biết về ngành Luật Kinh tế

Ngành Luật Kinh tế là gì?

Ngành Luật Kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là ngành học thuộc bộ phận pháp luật về kinh tế, là một lĩnh vực nghiên cứu trong khoa Luật Kinh tế. Ngành này kế thừa nền tảng từ luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, chủ yếu bao gồm hệ thống các quy tắc và quy định.

Luật Kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương trong nước và quốc tế.

Luật Kinh tế đóng một vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Để duy trì nền kinh tế ổn định, giải quyết các tranh chấp, xung đột phát sinh trong kinh doanh rất cần đến luật này. Ngoài ra, Luật Kinh tế còn giúp đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra theo đúng quy trình giao thương trong và ngoài nước.

Ngành Luật Kinh tế và ngành Luật có gì khác nhau?

Nhiều người tưởng rằng ngành Luật và ngành Luật Kinh tế là tương tự nhau, nhưng đây là quan điểm sai lầm. Hai ngành học này có sự khác nhau rõ rệt.  

Đúng như tên gọi của nó, ngành Luật Kinh tế tập trung đào tạo cho sinh viên chương trình học liên quan chính đến luật về doanh nghiệp, kinh tế, thương mại và các vấn đề khác xoay quanh nó. Theo đó, môn học chính mà sinh viên của ngành Luật Kinh tế phải học và nắm vững, vận dụng được chính là: pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật cạnh tranh, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật phá sản và giải quyết tranh chấp trong các hoạt động kinh doanh…  

Còn ngành Luật chủ yếu tập trung đào tạo sinh viên xoay quanh các môn học tổng quan như pháp luật về hôn nhân và gia đình, hình sự, dân sự, đất đai, môi trường... 

3 lý do khiến bạn muốn đăng ký học ngành Luật Kinh tế ngay tức thì

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập cũng ngày càng cao. Theo đó, ngành Luật Kinh tế trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho các sinh viên yêu thích lĩnh vực này. Tại sao lại như vậy? Điều này xuất phát từ 3 lý do dưới đây:  

Kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế sâu và rộng

Lý do đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến chính là kiến thức ngành Luật Kinh tế rất sâu và rộng. Sinh viên theo học ngành Luật Kinh tế sẽ có cơ hội theo học một chương trình cực kỳ đa dạng và chuyên sâu về các quy tắc và thể chế quan trọng liên quan đến việc tạo ra và quản lý trật tự kinh tế trong kinh doanh và thương mại. Từ đó, những kiến thức trên có thể áp dụng vào hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tư vấn các vấn đề pháp lý hay tiến hành các hoạt động pháp lý cho doanh nghiệp... 

Nâng cao và phát triển các kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được kết hợp với hoạt động học tập để phát triển các kỹ năng mềm bổ sung khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề... Ngoài ra, khoa Luật Kinh tế còn chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác cho bạn. 

Ngành học đón đầu xu thế thời đại

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lành mạnh trong môi trường pháp lý kinh doanh cần hiểu rất rõ về pháp luật liên quan. Hoặc một cá nhân muốn thực hiện hoạt động kinh doanh bất kỳ cũng vậy, hiểu luật là yếu tố cực kỳ quan trọng. Do đó, nhu cầu học ngành Luật Kinh tế rất cao. 

Xã hội càng phát triển, các hoạt động kinh doanh, thương mại càng hoạt động liên tục theo thời gian, đòi hỏi hệ thống hành lang pháp lý và vấn đề liên quan đến chính sách kinh doanh phải được đảm bảo hợp pháp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải hiểu luật pháp để tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Do đó, bằng cử nhân ngành Luật Kinh tế sẽ là hành trang để bạn có thể trở thành một phần thiết yếu trong bộ máy của hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức.  

Ngành Luật Kinh tế dành cho những ai?  

Chính vì Luật Kinh tế là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay và tương lai, nên nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi liệu mình có phù hợp với lĩnh vực này hay không.

Để học tập tốt và thành công khi theo đuổi ngành Luật Kinh tế, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng và phẩm chất cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân. Bạn cần có:  

  • Khả năng suy nghĩ cẩn thận, kỹ lưỡng, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, công bằng và khách quan trong công việc, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng tới lý trí
  • Nuôi dưỡng khả năng giao tiếp mạch lạc, lưu loát, thuyết phục và giải quyết vấn đề tốt là điều vô cùng cần thiết khi học Luật Kinh tế
  • Có khả năng tư duy một cách logic, khoa học; biết phân tích, phán đoán tình huống nhanh và tốt
  • Kỹ năng ngôn ngữ tốt là điều cần thiết cho sự phát triển trong ngành này
  • Đặc biệt, một trí nhớ tốt để có thể ghi nhớ chính xác các quy định của Luật Kinh tế là điều kiện cơ bản; sự năng động, sáng tạo và bản lĩnh sẽ hỗ trợ bạn theo đuổi ngành Luật Kinh tế này tốt hơn
  • Không chỉ Luật Kinh tế, mà trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần phải có sự chăm chỉ, kiên nhẫn và kiên trì để có thể theo đuổi lĩnh vực này đến cùng và gặt hái thành công với nó

Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ngành Luật Kinh tế khi ra trường

Việc làm luôn là vấn đề chúng ta quan tâm khi lựa chọn bất kỳ ngành học nào. Nếu so sánh với các ngành học khác thì có thể nói, ngành Luật Kinh tế giúp bạn có thể kiếm được việc làm dễ dàng hơn, mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rất cao.

Cử nhân ngành Luật Kinh tế có thể đảm nhận nhiều vị trí như:

  • Tư vấn pháp luật, chuyên phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế
  • Chuyên gia pháp lý, dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc làm luật sư
  • Tư vấn lập pháp, hành pháp, tư pháp và pháp lý
  • Nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy về Luật Kinh tế tại các cơ sở giáo dục

Với các vị trí công việc như trên, bạn có thể khẳng định và phát triển năng lực của mình tại:

  • Doanh nghiệp, công ty hoặc các tổ chức kinh tế, xã hội
  • Cơ quan nhà nước các cấp
  • Hệ thống tòa án nhân dân, trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục

Sức hấp dẫn từ mức lương của cử nhân ngành Luật Kinh tế

Mức lương của khối ngành Kinh tế - Luật hiện nay khá cao, với những sinh viên mới tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương vô cùng hấp dẫn như:

  • Với các bạn có từ 2 đến 5 năm kinh nghiệm, mức lương hàng tháng có thể từ khoảng 10 triệu đồng trở lên
  • Với các bạn có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm, mức lương hàng tháng có thể từ khoảng 20 triệu đồng trở lên
  • Riêng đối với vị trí trưởng phòng, mức lương hàng tháng có thể đạt từ 30 đến 40 triệu đồng cùng với phần thưởng doanh thu công ty
  • Đối với vị trí giám đốc, tùy thuộc vào doanh thu của công ty, mức lương sẽ biến động ở mức cao

Ngoài ra, tùy theo vị trí công việc, năng lực cá nhân, cùng với kinh nghiệm của từng người và công ty mà mức lương đưa ra sẽ khác nhau.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng ngành Luật Kinh tế và cơ hội việc làm ngành này rất cao, có thể thấy rằng một tương lai tươi sáng đang chờ đợi bạn sau khi tốt nghiệp. Các công ty dịch vụ, doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước đều cần những nhân sự có kiến thức, chuyên môn về pháp luật, nên dù là trong hiện tại hay sau này, bạn cũng không cần phải lo lắng về việc làm nếu học ngành này.

Trên đây là bài viết UMT cung cấp các thông tin liên quan đến ngành Luật Kinh tế. Chúc các bạn sớm có quyết định lựa chọn ngành học này nếu thực sự đam mê nhé!

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH KINH TẾ LÀ GÌ? HỌC GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ? LƯƠNG THẾ NÀO?

Ngành Kinh tế là ngành học có tỷ lệ cạnh tranh thuộc top đầu trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, có nhiều thí sinh vẫn còn rất mơ hồ về ngành Kinh tế là gì? Gồm những chuyên ngành nào? Trong bài viết này của UMT, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế để các bạn tham khảo. 

NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LÀ GÌ? HỌC TRƯỜNG NÀO? CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?

Hiện nay, ngành Thương mại quốc tế là một trong những ngành học thu hút lượng lớn sinh viên tham gia nhờ định hướng nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cực kỳ cao. Vậy ngành Thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

NGÀNH KẾ TOÁN LÀ GÌ? HỌC GÌ? CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?

Ngành Kế toán là ngành có vai trò không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay. Bên cạnh đó, ngành Kế toán cũng là ngành luôn nằm trong top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, do đó đây luôn là ngành “hot” thu hút lượng lớn các bạn thí sinh đăng ký trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong bài viết dưới đây của UMT, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về ngành Kế toán một cách chi tiết nhất để bạn tham khảo.