Ngành Quản trị nhân lực có thực sự quan trọng trong hệ thống đào tạo hiện nay? Học Quản trị nhân lực ra trường làm việc ở đâu? Chế độ có tốt không?
Có rất nhiều thắc mắc từ các bạn học sinh THPT hiện nay: Ngành Quản trị nhân lực là gì? Có gì với quản lý nhân lực? Liệu bạn có phù hợp với ngành này không? Làm thế nào để học tốt và có việc làm phù hợp khi ra trường?... Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của UMT để giải đáp các thắc mắc trên chi tiết nhất nhé!
Ngành Quản trị nhân lực được hiểu như thế nào? Chúng ta đã nghe rất nhiều đến hoạt động quản trị như quản trị kinh doanh hay quản trị tổ chức, doanh nghiệp nhưng còn quản trị nhân lực thì sao?
Quản trị nhân lực có tên tiếng Anh là Human Resource Management, được hiểu đơn giản là việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một cách hợp lý và hiệu quả. Quản trị nhân lực bao gồm những chính sách, quyết định quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trong công ty. Do đó, Phòng Nhân sự phải có tầm nhìn chiến lược và luôn gắn bó với các hoạt động kinh doanh.
Theo nghĩa rộng: Quản trị nhân lực là quá trình khai thác, tổ chức và sử dụng lý thuyết khoa học công nghệ và quản lý hiện đại để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của tổ chức, bằng cách không ngừng tìm kiếm, sáng tạo, phối hợp, lãnh đạo, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện chế độ lương, thưởng, phạt hợp lý nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Theo nghĩa hẹp: Quản trị nhân lực là quá trình mà cơ quan quản lý thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như tuyển dụng, góp ý, phân công công việc, giải quyết lương thưởng, đánh giá chất lượng cán bộ, công nhân, thành viên, để thực hiện tốt các mục tiêu và kế hoạch của tổ chức.
Quản trị nhân lực và quản lý nhân lực là hai khái niệm mà có rất nhiều người nhầm là một. Về bản chất, quản trị và quản lý nhân lực hoàn toàn khác nhau. Quản lý ở phạm vi hẹp hơn so với quản trị. Quản lý là dạng sắp xếp và quản lý nhân sự của công ty, còn quản trị không chỉ là sự sắp xếp, quản lý đơn thuần mà ở mức độ cao hơn là thấu hiểu con người.
Như vậy, có thể đưa ra kết luận về ngành Quản trị nhân lực như sau: Ngành Quản trị nhân lực hay Quản trị nhân sự chuyên đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý con người. Con người là cốt lõi, là nguồn nhân lực quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Ngành Quản trị nhân lực còn giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng về quản trị, quản trị hành chính, cách đánh giá và đào tạo nhân sự.
Như chúng ta biết, nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Do đó, việc quản trị nhân lực nói chung và ngành Quản trị nhân lực trong sự phát triển hiện nay là rất cần thiết.
Ngày nay, Quản trị nhân lực ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra đội ngũ nhân sự có trình độ và tay nghề cao. Chất xám, kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ này là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp để có thể quản lý và tạo môi trường cho đội ngũ này phát triển, đóng góp cho doanh nghiệp một cách lâu dài nhất.
Quản trị nhân lực bao gồm tất cả biện pháp áp dụng cho nhân viên của doanh nghiệp để giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến công việc đó. Nếu không có Quản trị nhân lực, mọi thứ sẽ trở nên vô tổ chức và vô kỷ luật. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn vì chạm đến từng người cụ thể với tính cách, sở thích và khả năng riêng biệt.
Thông qua quản trị nhân lực, tổ chức có thể quản lý nhân viên, giúp họ phát huy tối đa năng lực chuyên môn và tận tâm, trung thành với công ty. Chính vì vậy, nhu cầu về nhân sự của ngành Quản trị nhân lực rất lớn và luôn cần trong xã hội.
Nhu cầu về người lao động trong lĩnh vực Quản trị nhân sự rất cao. Vậy bạn có phù hợp với ngành học này hay không? Dưới đây là những tố chất cần có của một người làm trong lĩnh vực Quản trị nhân lực:
Các chuyên gia nhân sự cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên và thành viên của tổ chức khi họ trải qua những thời điểm khó khăn cá nhân như nợ nần, bệnh tật, đau buồn hoặc thách thức nghề nghiệp... Nếu bạn là một người thực sự quan tâm đến việc phát triển và đào tạo con người thì Quản trị nhân sự là một lựa chọn rất phù hợp.
Mục tiêu đào tạo ngành Quản trị nhân lực được chia ra thành mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Về mục tiêu chung: Hướng tới đào tạo cử nhân ngành Quản trị nhân lực có trí tuệ, nhân cách tốt, có phương pháp tư duy, logic khoa học, năng lực tổ chức, quản lý. Cùng với đó là khả năng thích ứng trong môi trường quốc tế, chịu được áp lực làm việc cao, năng động, sáng tạo, quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng tự lập.
Về mục tiêu cụ thể: Cử nhân ngành Quản trị nhân lực cần hiểu rõ nguyên lý căn bản về quản trị kinh doanh và doanh nghiệp; hiểu rõ cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp; hiểu rõ con người nói chung và nhân lực nói riêng; hiểu rõ cách thức cũng như quy trình quản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cử nhân ngành này phải có chứng chỉ tin học văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho chuyên ngành; đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định; kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán, thuyết trình cùng khả năng phân tích tổng hợp, đánh giá tình hình nhân lực của doanh nghiệp cũng như phương án giải quyết vấn đề.
Khi trở thành sinh viên ngành Quản trị nhân lực, các bạn sẽ được học các môn học đại cương và chuyên ngành, cụ thể như sau:
Bên cạnh đại cương là các môn chuyên ngành, bao gồm: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý thống kê kinh tế, Kinh tế lượng, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị văn phòng, Quản trị doanh nghiệp,...
Nếu lựa chọn theo ngành Quản trị nhân lực, bạn có thể tìm hiểu một số trường đại học sau:
Ngành Quản trị nhân lực chưa bao giờ hết “hot” và luôn trở thành tâm điểm cho các sĩ tử khi lựa chọn ngành học, trường học. Vấn đề mà người học ngành Quản trị nhân lực luôn quan tâm là khi học xong có thể làm việc những đâu? Thực ra, công việc của người học ngành này luôn rộng mở, tại sao ư? Bạn có thể lựa chọn trong hàng loạt công việc dưới đây:
Mức lương dành cho cử nhân ngành Quản trị nhân lực sẽ khác nhau vì phụ thuộc vào các yếu tố như: kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, yêu cầu của nhà tuyển dụng, vị trí làm việc, trách nhiệm và hiệu quả công việc đáp ứng ở mức độ nào,… Nhưng nhìn chung mức lương dành cho người làm trong ngành này khá cao so với các ngành khác.
Trên đây là chia sẻ của UMT về ngành Quản trị nhân lực để thí sinh tham khảo, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn trong việc chọn đúng con đường tương lai nhé!
Ngành Tài chính Ngân hàng là ngành chuyên đào tạo những lĩnh vực liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ. Đây là ngành học “hot” trong khoảng thời gian gần đây và được nhiều trường đại học đào tạo nhưng vẫn không đủ nguồn nhân lực để cung cấp cho các tổ chức, ngân hàng. Bài viết dưới đây của UMT sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về ngành Tài chính Ngân hàng.
Ngành Luật Kinh tế là một trong những ngành đào tạo “hot” nhất hiện nay? Tại sao ngành học này lại có sức hấp dẫn đến vậy? Cùng UMT tìm hiểu nhé!
Ngành Ngôn ngữ Trung là lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ Gen Z trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Cùng tìm hiểu về ngành học thú vị này với UMT nhé!