Trong thời đại số, hầu hết các lĩnh vực đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Chính vì thế, ngành Công nghệ thông tin đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết và được nhiều trường đại học chú trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngành Công nghệ thông tin và tìm được định hướng phù hợp với bản thân.
Ngành Công nghệ thông tin (IT - Information Technology) là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính, phần mềm nhằm phân phối và xử lý dữ liệu thông tin, đồng thời trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu thông tin thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay, không chỉ riêng các công ty/tập đoàn về công nghệ mà hầu hết công ty, doanh nghiệp đều cần sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin để có thể quản lý thông tin chính xác cũng như tăng hiệu quả công việc. Chính vì thế, triển vọng nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin là vô cùng lớn. Một số công việc của ngành Công nghệ thông tin có thể kể đến như:
Lập trình viên Front-end sẽ thiết kế giao diện website hoặc ứng dụng để người dùng có thể xem và tương tác. Trong khi đó lập trình viên Back-end sẽ làm việc với cơ sở dữ liệu, xử lý thông tin người dùng, phát triển “cơ quan đầu não” của một website hoặc ứng dụng, giúp cho Front-end có thể hoạt động bình thường.
Hiểu một cách đơn giản, Kiểm thử viên (Tester) sẽ có nhiệm vụ kiểm tra và xác minh phần mềm hoặc ứng dụng có đang hoạt động đúng, đồng thời tìm ra lỗi nếu có trước khi bàn giao cho khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những nền tảng về chuyên môn, đây là công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và tố chất như: phân tích, chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì.
Trong kỷ nguyên số, nhu cầu về tự động hóa cũng dần tăng lên. Bên cạnh đó, chuyên gia về AI tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa nhiều, nên hứa hẹn Trí tuệ nhân tạo sẽ là một lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực trong tương lai.
Để đảm bảo sự ổn định và tối ưu trong hệ thống thiết bị, các công ty, doanh nghiệp rất cần đến chuyên viên Quản trị hệ thống. Chuyên viên Quản trị hệ thống có nhiệm vụ quản lý, giám sát hệ thống máy tính cũng như hệ thống mạng, từ đó có kế hoạch bảo trì phù hợp.
Ngày nay, các vụ tấn công mạng là vô cùng phổ biến và khó lường. Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), chỉ riêng trong tháng 1/2022, nước ta đã ghi nhận gần 1.400 vụ tấn công mạng. Chính vì vậy, bảo mật – an ninh mạng là một lĩnh vực yêu cầu nguồn nhân lực rất lớn để có thể đảm bảo sự an toàn của người dùng trên không gian mạng.
Trên đây chỉ là một số ngành nghề tiêu biểu mà UMT giới thiệu đến bạn, vẫn còn rất nhiều công việc khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Có rất nhiều trường đại học/học viện trên cả nước đào tạo ngành Công nghệ thông tin, dưới đây là một số đơn vị mà các bạn có thể tham khảo:
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội (HUST)
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUT)
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUS)
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (UET)
Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM (UIT)
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE)
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
Học viện Kỹ thuật Quân sự (MTA)
Thêm vào đó, không thể không kể đến Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT). Tại UMT, chương trình đào tạo sẽ tập trung vào kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp như: Lập trình Back-end/core cho các hệ thống phần mềm, Lập trình Front-end như web hay mobile; Thiết kế kiểm thử và kiểm thử tự động; Phân tích thiết kế phần mềm, Quản lý dự án phần mềm; Thiết kế dữ liệu, phân tích và khai thác dữ liệu; Triển khai, tích hợp và quản lý vận hành hệ thống phần mềm ứng dụng.
Ngoài ra, tại UMT, các bạn sinh viên còn được đào tạo dựa trên nền tảng tinh thần giáo dục khai phóng, tiếp cận trình độ quốc tế; tham gia các hội nghị hàng đầu về công nghệ tại Việt Nam, chẳng hạn Hội nghị thường niên Vietnam Web Summit, từ đó học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp tại các tập đoàn công nghệ nổi tiếng.
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thông tin rất đa dạng và được quy định cụ thể trong thông tin tuyển sinh của từng Trường. Một số tổ hợp môn phổ biến xét tuyển ngành Công nghệ thông tin có thể được kể đến như:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
D03: Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) xét tuyển ngành Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201) với các tổ hợp môn A00, A01, D01, D03 và D07 theo 5 phương thức:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ)
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi ĐGNL (ĐHQG TP.HCM) năm 2023
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của UMT
Phương thức 5: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hy vọng với những chia sẻ trên của UMT, bạn có thể trả lời cho câu hỏi "Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin? Trường đào tạo Công nghệ thông tin?" Tuy nhiên, trước mắt vẫn còn nhiều câu hỏi khác bạn cần giải mã. Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ thông tin hay không?
Quản trị nguồn nhân lực là một trong những bộ phận giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức, công ty. Vậy Quản trị nguồn nhân lực là gì? Quản trị nguồn nhân lực có chức năng gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Marketing là một trong những nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cực kỳ cao hiện nay. Vậy ngành Marketing là gì? Học ngành Marketing ra làm gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, ngành Thương mại quốc tế là một trong những ngành học thu hút lượng lớn sinh viên tham gia nhờ định hướng nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cực kỳ cao. Vậy ngành Thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.