QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC LÀ GÌ? MỤC TIÊU - CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Ngày đăng: 13/12/2022

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những bộ phận giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức, công ty. Vậy Quản trị nguồn nhân lực là gì? Quản trị nguồn nhân lực có chức năng gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Nhân lực là tiềm năng hay khả năng của con người để thực hiện các công việc, nhiệm vụ nào đó cho cá nhân, công ty, tổ chức. Nhân lực bao gồm trí lực và thể lực. Trong đó trí lực hay còn được gọi là “chất xám”, là khả năng suy nghĩ, học hỏi, tiếp thu kiến thức, suy luận, phán đoán tình huống. Còn thể lực là các yếu tố về thể trạng, tình trạng sức khỏe và khả năng chống chọi với bệnh tật. Có đủ cả hai yếu tố này thì một cá nhân sẽ sống và làm việc rất hiệu quả.

Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực là tập hợp bao gồm tất cả nhân lực có tham gia và góp phần vào quá trình hoạt động của một tổ chức, công ty. Nguồn nhân lực của một công ty sẽ bao gồm lãnh đạo, trưởng phòng, nhân viên tại các phòng ban.

Quản trị nguồn nhân lực là các hoạt động liên quan đến việc quản lý con người, quá trình này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa toàn thể nhân viên và công ty. Cụ thể hơn, đó là những công việc hoạch định, triển khai và kiểm soát kế hoạch để có thể sử dụng nguồn lực của công ty hiệu quả nhất, mang lại kết quả tối ưu. Ngoài ra, Quản trị nguồn nhân lực cũng bao gồm việc giải quyết những vấn đề về đào tạo, lương thưởng, phúc lợi nhằm tạo động lực cho nhân viên. Các hoạt động này giữ vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu chiến lược của công ty.

Mục tiêu của Quản trị nguồn nhân lực

Mục tiêu của Quản trị nhân sự đó là: Quản lý tốt đội ngũ nhân viên của công ty, đảm bảo từng nhân viên, từng phòng ban làm việc theo đúng nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Giải quyết hiệu quả những vấn đề phát sinh đối với nhân viên.

Mục tiêu của Quản trị nguồn nhân lực

● Mục tiêu thuộc về tổ chức: Giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nội bộ, tận dụng các nhân tài để họ có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, chiến lược một cách tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất.

● Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ: Hoàn thành các nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn liên quan đến con người và nhân sự trong công ty. Ví dụ như giải quyết những vấn đề cho nhân viên cũng như thường xuyên đào tạo, đưa ra lời khuyên nhằm khuyến khích họ cống hiến cho công ty một cách hết lòng.

● Mục tiêu cá nhân: Đảm bảo mỗi nhân viên do mình quản lý sẽ nhận được các lợi ích, bài học và kỹ năng, thể hiện và phát huy được khả năng của mình trong công việc. Ngoài ra, đảm bảo mọi người đều có cơ hội được khen thưởng, thăng tiến tại công ty, doanh nghiệp.

● Mục tiêu xã hội: Đề xuất và triển khai các kế hoạch đào tạo giúp nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình và đóng góp cho xã hội, giúp cho xã hội ngày càng văn minh, phát triển. Bên cạnh đó, phải tạo môi trường làm việc công bằng cho tất cả mọi người, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của đất nước.

Tầm quan trọng của Quản trị nguồn nhân lực

Trong thời đại nền kinh tế phát triển nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp đang mở rộng quy mô và dây chuyền sản xuất để có thể liên doanh và xuất khẩu ra các nước khác. Với quy mô lớn thì quá trình điều hành cũng diễn ra khó khăn hơn cả về nguồn lực máy móc và con người. Trong đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất, tuy nhiên cũng khó quản lý hơn. Do đó, doanh nghiệp cần có những cá nhân có khả năng quản lý nguồn nhân lực nội bộ tốt để có thể khuyến khích nhân viên làm việc hết năng suất, đem lại giá trị cao cho doanh nghiệp. Nếu có thể tận dụng được tốt toàn bộ nguồn nhân lực, đó sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn cho doanh nghiệp trên thị trường.

Tầm quan trọng của Quản trị nguồn nhân lực

Ngoài ra, quản trị nhân lực còn giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhân viên của mình để tạo mối quan hệ tốt và dễ dàng giúp đỡ nhân viên nếu họ gặp khó khăn, đồng thời khuyến khích và động viên nhân viên cống hiến cho công ty.

Các chức năng của Quản trị nguồn nhân lực

Thu hút, tuyển chọn và bố trí nhân sự

Chức năng đầu tiên của quản trị nguồn nhân lực chính là đảm bảo đủ số lượng nhân viên làm việc trong tất cả các mảng hoạt động của công ty. Quá trình này bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu nhân sự của công ty, tiến hành phân tích công việc đang thiếu

nhân sự và hoạch định kế hoạch tuyển dụng. Để có thể thực hiện tốt chức năng này, người quản trị nguồn nhân lực cần phải hiểu rõ tính chất công việc và khả năng chi trả của công ty để tìm kiếm được những ứng viên phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu đó.

Khai thác, đào tạo và phát triển

Chức năng này tập trung vào việc sử dụng và nâng cao năng lực của các nhân viên QC. Họ có nhiệm vụ tổ chức những hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, cập nhật kỹ năng, kiến thức mới, cách quản lý công việc hiệu quả cho mỗi nhân viên. Từ đó, giúp nhân viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình và phát triển kỹ năng cá nhân, đóng góp hết mình cho công việc và sự phát triển của công ty.

Duy trì và sử dụng nguồn nhân lực

Người làm trong bộ phận Quản trị nguồn nhân lực có nhiệm vụ khuyến khích, động viên, kích thích nhân viên trong việc tạo lập mối quan hệ tốt với hai đối tượng. Đầu tiên là mối quan hệ với các đồng nghiệp, người cùng làm việc trong doanh nghiệp để có thể hỗ trợ nhau phát triển bản thân. Thứ hai là với chính doanh nghiệp, giúp nhân viên hài lòng với điều kiện làm việc, các chế độ, chính sách lương thưởng để nhân viên yêu và gắn bó với công ty, cống hiến trong dài hạn.

Thông tin và dịch vụ về nhân sự (Quan hệ lao động)

Chức năng cuối cùng này liên quan đến những quyền lợi mà nhân viên nhận được khi làm việc trong doanh nghiệp như: Lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm,... Người làm quản trị nhân lực cần phải đề xuất, triển khai các kế hoạch về những vấn đề này nhằm đảo bảo quyền lợi cho nhân viên. Đồng thời, họ cũng phải giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến nhân viên và nhà quản lý, đảm bảo hai bên đều đạt được thỏa thuận hợp lý nhất. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ truyền tải những thông tin quan trọng từ phía lãnh đạo đến toàn thể nhân viên trong công ty.

Công việc chính của Quản trị nguồn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực

Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều sự cố về nhân sự xảy ra làm cho công việc chung không còn được đảm bảo nữa. Ví dụ như nhân viên nghỉ phép dài hạn vì sinh con, nhân viên nghỉ việc đột xuất,... Lúc này, người quản trị nguồn nhân lực cần nắm được thực trạng nhân sự, tìm hiểu, tính toán xem bộ phận hay vị trí nào đang cần nhân sự bổ sung hay tuyển mới. Sau đó lập kế hoạch, hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để chuẩn bị tuyển dụng.

Hoạch định nguồn nhân lực

Phân tích công việc

Sau khi đã xác định vị trí nhân sự nào đang còn thiếu, người làm quản trị nguồn nhân lực phải phân tích từng công việc của những vị trí đó. Họ cần phải nắm rõ khối lượng công việc, tính chất công việc của mỗi vị trí để quyết định số lượng nhân sự cần tuyển là bao nhiêu, vị trí đó cần nhiều người hay chỉ một người là đủ. Việc này giúp họ có thể đưa ra yêu cầu cụ thể về kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc phù hợp cho từng vị trí để tuyển dụng được các ứng viên phù hợp.

Tuyển chọn nhân sự

Để bắt đầu công việc tuyển chọn, người quản trị nguồn nhân lực cần phải làm việc cùng với Phòng Nhân sự để lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý. Cụ thể như thời gian tuyển dụng, các kênh đăng tải thông tin tuyển dụng, phân bổ lịch phỏng vấn nhân sự,... Sau khi hoàn thành xong kế hoạch, họ sẽ bắt đầu triển khai từng bước đăng tải thông tin tuyển dụng, tìm kiếm qua mối quan hệ, sàng lọc CV, liên hệ phỏng vấn, cuối cùng là lựa chọn ứng viên tài giỏi và phù hợp nhất cho từng vị trí.

Bố trí và sử dụng nhân lực

Sau khi kết thúc quá trình tuyển dụng, giờ đây đã lựa chọn được các nhân viên mới để làm việc cho công ty. Tiếp theo, người quản trị nguồn nhân lực sẽ bố trí nhân viên đến những vị trí trong các bộ phận hoặc lập kế hoạch phân bổ nhân sự nếu số lượng nhân viên mới quá nhiều. Họ sẽ từng bước hướng dẫn nhân viên mới làm quen với công ty, đồng nghiệp, phòng ban làm việc và giải thích các nhiệm vụ cơ bản của từng vị trí.

Bố trí và sử dụng nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tiếp theo, nhà quản trị nguồn nhân lực sẽ kết hợp với phòng nhân sự để đào tạo nhân viên mới. Bao gồm quá trình giới thiệu tổng quan tầm nhìn sứ mệnh, lĩnh vực hoạt động, các quy định, luật lệ của công ty, hướng dẫn nhân viên mới cách sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc và công việc cụ thể mà nhân viên mới đảm nhận. Ngoài ra, cũng cần tổ chức các buổi huấn luyện kỹ năng mềm và phát triển năng lực cá nhân để mọi người có cơ hội phát triển bản thân, cống hiến hết mình cho công ty.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đánh giá quá trình thực hiện công việc

Việc đánh giá quá trình thực hiện công việc của doanh nghiệp không chỉ dành riêng cho nhân viên mới mà còn dành cho toàn thể nhân viên thuộc doanh nghiệp. Nhà quản trị nguồn nhân lực sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra để nắm được ai chưa làm việc hiệu quả và đạt năng suất để có những hành động khuyến khích, nhắc nhở phù hợp. Điều này sẽ khiến cho nhân viên có một chút áp lực và chính nhân viên đó cũng sẽ tiến bộ giúp cho công việc chung của công ty được đảm bảo.

Hy vọng qua bài viết này của UMT, các bạn đã nắm được các thông tin hữu ích về Quản trị nguồn nhân lực là gì.

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH MARKETING LÀ GÌ? HỌC NGÀNH MARKETING RA LÀM GÌ? NÊN HỌC NGÀNH MARKETING Ở ĐÂU

Marketing là một trong những nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cực kỳ cao hiện nay. Vậy ngành Marketing là gì? Học ngành Marketing ra làm gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ LÀ GÌ? HỌC GÌ, CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?

Ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành cực kỳ năng động và đang thu hút lượng lớn học sinh, sinh viên theo đuổi. Vậy ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học những gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng Đại học UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LÀ GÌ? HỌC TRƯỜNG NÀO? CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?

Hiện nay, ngành Thương mại quốc tế là một trong những ngành học thu hút lượng lớn sinh viên tham gia nhờ định hướng nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cực kỳ cao. Vậy ngành Thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.