Trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển, ngành Công nghệ thông tin đang trở thành một ngành học được nhiều bạn trẻ đam mê theo đuổi. Vậy ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì? Và gồm những chuyên ngành nào? Trong bài viết này, hãy cùng UMT tìm hiểu những thông tin về ngành Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin (tiếng Anh là Information Technology hay IT) là ngành tập trung vào việc sử dụng máy tính và phần mềm để thực hiện các hoạt động như chuyển đổi, bảo vệ, lưu trữ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Mục tiêu của ngành học này là phát triển khả năng xây dựng, sửa đổi, sử dụng hệ thống thiết bị và máy tính, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm, để cung cấp các giải pháp xử lý thông tin tối ưu trên nền tảng công nghệ cá nhân và tổ chức.
Hiểu một cách đơn giản, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sẽ sở hữu kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm, hệ thống máy tính, các công cụ mạng để phát triển ứng dụng web, ứng dụng hỗ trợ quản lý thông tin cũng như quản trị hệ thống thiết bị công nghệ, hệ thống mạng.
Vậy ngành Công nghệ thông tin học những gì? Ngành Công nghệ thông tin sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình và phần mềm. Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng tập trung vào các chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích của mỗi sinh viên như công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính,...
Trong quá trình theo học các chuyên ngành này, sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các kiến thức liên quan đến nghiên cứu, phát triển, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm. Ngoài ra, sinh viên cũng được học về thiết kế, cài đặt, xây dựng, vận hành và bảo trì các bộ phận phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính cũng như hệ thống các thiết bị dựa trên máy tính. Ngoài ra, kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin cũng được chú trọng đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng áp dụng kiến thức đã học và đáp ứng được yêu cầu công việc tại các lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tập trung phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho sự nghiệp như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, lập kế hoạch, cải thiện khả năng ngoại ngữ và tham gia thực tập tại các doanh nghiệp.
Nhờ nền tảng kiến thức này, các cử nhân Công nghệ thông tin có thể tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại và năng động, góp phần vào sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Bên cạnh việc ngành Công nghệ thông tin học gì thì Công nghệ thông tin bao gồm những chuyên ngành nào cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin mà bạn có thể tham khảo.
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu rộng về việc phát triển ứng dụng phần mềm để xử lý thông tin hoặc điều khiển các thiết bị. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lập trình bằng một loạt ngôn ngữ như PHP, Java, Ruby... Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ học cách sử dụng phần mềm để điều khiển các hệ thống thiết bị như Mobil, IoT, Robotic. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ phần mềm còn tập trung vào quản lý và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), ứng dụng trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng.
Chương trình học Quản trị hệ thống sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quản trị thông tin hệ thống trong các tổ chức. Sinh viên sẽ được học phương pháp quản lý nhu cầu Công nghệ thông tin trong tổ chức, quản lý hệ thống máy tính, phát triển và quản trị các trang web, điều hành mạng, các thiết bị mạng, quản lý hệ thống máy chủ và bảo đảm an toàn thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng thực hiện nghiên cứu, phân tích nhu cầu và đề xuất các giải pháp tối ưu về cơ sở hạ tầng cho tổ chức.
Trọng tâm đào tạo chính của chuyên ngành Phân tích dữ liệu là khả năng vận dụng công nghệ và phát triển ứng dụng hỗ trợ việc xử lý, phân tích dữ liệu trong các công ty, tổ chức. Chuyên ngành này sẽ hướng dẫn sinh viên cách thực hiện thu thập đa dạng loại dữ liệu và cách sử dụng những công cụ mới nhất để xử lý, lưu trữ, trích xuất và trực quan hóa dữ liệu.
Chuyên ngành IoT sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về lập trình và cách làm việc với nhiều loại thiết bị IoT khác nhau. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu về những tiến bộ công nghệ đang tạo nên tương lai của việc kết nối. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tự tin và sẵn sàng bước vào môi trường làm việc trong lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ này.
Trong quá trình theo học chuyên ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ học cách kết hợp một cách chặt chẽ giữa kỹ năng truyền thống của Công nghệ thông tin và tư duy thiết kế hiện đại. Nhờ vậy, bạn có khả năng phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống phần mềm trong những tổ chức quy mô lớn. Ngoài ra, sinh viên cũng được đào tạo chuyên sâu vào những chủ đề phức tạp như thuật toán, hệ thống máy tính và an ninh mạng.
Chuyên ngành An ninh mạng sẽ cung cấp kiến thức cho sinh viên về các nguyên tắc cơ bản của hệ thống mã hóa, cấu trúc phức tạp của Internet. Ngoài ra, chuyên ngành này cũng cung cấp cho bạn những kỹ năng thực tiễn để phân tích và ứng phó với các mối đe dọa có thể xảy ra.
Chương trình học của chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện các phân tích và kiểm toán kinh doanh, bao gồm việc giải quyết vấn đề, quá trình mua lại và triển khai hệ thống. Sinh viên cũng được cung cấp những kiến thức về thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu, quản trị kinh doanh, quản lý dự án, mạng xã hội và quản lý hệ thống thông tin. Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng phân tích các vấn đề kinh doanh và phát triển các giải pháp Công nghệ thông tin một cách hiệu quả.
Chuyên ngành Quản lý dữ liệu giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết để thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng phó với những thách thức mới trong việc quản lý dữ liệu kỹ thuật số. Không chỉ vậy, sinh viên còn được học cách áp dụng các phương pháp thống kê và sử dụng công cụ cần thiết để xử lý, quản lý các tập dữ liệu.
Chuyên ngành Phát triển Game hướng tới việc xây dựng cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia vào quá trình thiết kế, lập trình trò chơi máy tính. Đồng thời, các bạn sẽ hiểu rõ phương pháp áp dụng công nghệ đa phương tiện và Internet vào quá trình phát triển trò chơi. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng phát triển trò chơi máy tính và các ứng dụng liên quan một cách sáng tạo, hiệu quả.
Chuyên ngành Viễn thông không chỉ hướng dẫn sinh viên về các khía cạnh cốt lõi trong lĩnh vực này mà còn đào tạo cách lập kế hoạch, xây dựng và duy trì các loại mạng viễn thông. Bên cạnh đó, chuyên ngành này cũng mở ra cho sinh viên cơ hội học về các lĩnh vực khác như truyền thông RF, phát triển phần mềm, điện tử kỹ thuật số, Unix và Toán học.
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng cần thiết giải quyết những vấn đề phức tạp thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến. Sinh viên cũng sẽ tìm hiểu về mối liên kết giữa quá trình thiết kế, xây dựng và duy trì. Qua hướng dẫn thực hành, sinh viên sẽ vững vàng các kỹ năng và kỹ thuật thực tế cần thiết để xây dựng phần mềm, ứng dụng di động.
Chuyên ngành Thiết kế phần mềm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về dữ liệu lớn, điện toán đám mây và an ninh mạng. Đồng thời, bạn cũng sẽ được tìm hiểu tác động của những yếu tố này đến quá trình thiết kế và sử dụng công nghệ. Chương trình đào tạo cũng cung cấp cho sinh viên những lý thuyết thiết kế để tự tổng hợp những khái niệm này thành một hệ thống giải quyết vấn đề và tạo ra trải nghiệm thỏa mãn cho người dùng.
Chuyên ngành Công nghệ truyền thông kỹ thuật số cung cấp cho sinh viên những kiến thức về việc thiết kế web, xây dựng giao diện trực quan, lập trình và tích hợp cơ sở dữ liệu. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ sở hữu kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức vững chắc để làm việc trong các lĩnh vực đa phương tiện, lập trình web, thiết kế web và sản xuất video.
Chuyên ngành Quản lý dự án cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn để quản lý hiệu quả các dự án đa dạng. Sinh viên sẽ học và nắm vững các nguyên tắc cơ bản cần thiết để trở thành một người quản lý dự án chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng quản lý các dự án đa dạng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Chuyên ngành Thiết kế và kỹ thuật mạng Công nghệ thông tin giúp sinh viên tiếp cận nội dung và xu hướng mới nhất về công nghệ thông tin, thiết kế mạng. Sinh viên sẽ học các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, mạng kỹ thuật số cục bộ và phương pháp cải thiện chúng.
Vậy học ngành Công nghệ thông tin ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại nhiều vị trí như:
Ngành Công nghệ thông tin đang phát triển vượt bậc và đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của kinh tế, xã hội. Cơ hội việc làm trong ngành Công nghệ thông tin đang vô cùng lớn bởi các lý do sau đây:
Bài viết trên đây của UMT đã chia sẻ đến bạn những thông tin về ngành Công nghệ thông tin. Hy vọng với sự đa dạng của các chuyên ngành và cơ hội việc làm rộng mở, Công nghệ thông tin sẽ là ngành học phù hợp với bạn.
Để có một khởi đầu thuận lợi trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, các bạn cần làm gì? Đó chính là tạo cho mình nền tảng kiến thức và tư duy thật tốt để có thể học bất cứ các ngành Công nghệ thông tin nào. Qua bài viết này, bạn sẽ biết rõ hơn về thực tế của các chuyên ngành này nhé!
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, nhu cầu liên quan đến ngành Công nghệ thông tin ngày càng tăng lên chóng mặt. Ở thời điểm hiện tại, bạn có biết Công nghệ thông tin học trường nào mới là lựa chọn tốt nhất? Hãy cùng UMT khám phá những ngôi trường có đào tạo ngành nghề “hot” nhất này nhé!
Học phí luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh và các thí sinh quan tâm khi tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin. Với cơ hội việc làm cực kỳ cao, đây là ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Trong bài viết này, hãy cùng UMT tìm hiểu học phí ngành Công nghệ thông tin tại một số trường đại học năm 2023.