Ngày đăng: 27/09/2023

Hiện nay, Kỹ thuật máy tính đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Khoa học kỹ thuật và thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Vậy ngành kỹ thuật máy tính là gì? Học những gì? Và ra trường làm gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành Kỹ thuật máy tính trong bài viết dưới đây. 

Ngành Kỹ thuật máy tính là gì? 

Ngành Kỹ thuật máy tính là gì? Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là ngành thuộc nhóm Công nghệ thông tin. Đây là một ngành khá đặc biệt, được kết hợp kiến thức của cả lĩnh vực Điện tử và Công nghệ thông tin.

Trong ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được tiếp cận các nguyên tắc và phương pháp để xây dựng, phát triển hệ thống phần cứng cũng như phần mềm, nhằm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng này. Ngành Kỹ thuật máy tính gồm nhiều lĩnh vực như mạch điện tử, vi mạch xử lý, máy tính cá nhân, siêu máy tính. Đặc biệt, việc tạo ra các hệ thống nhúng dành cho phần lớn các thiết bị điện tử như điện thoại di động, các bộ điều khiển trong máy móc, ô tô và robot công nghiệp là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực này.

Sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính học gì? 

Bên cạnh khái niệm thì Kỹ thuật máy tính học gì cũng được nhiều bạn học sinh quan tâm. Chương trình học của ngành Kỹ thuật máy tính cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhiều mảng như toán học, vật lý, cơ sở dữ liệu và thuật toán, điện tử số, hệ thống thông tin và các kiến thức chuyên ngành về cơ chế kết nối, điều khiển, vận hành hệ thống máy tính, mạng truyền dữ liệu. Cụ thể, chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chuyên sâu về Công nghệ thông tin, đặc biệt là Kỹ thuật máy tính.
  • Kỹ năng thiết kế và lên kế hoạch để xây dựng hệ thống phần cứng, phần mềm trong nhiều lĩnh vực như điện tử, hệ thống nhúng, thiết kế vi mạch, robot, tự động hóa,...
  • Kỹ năng lập trình trên nhiều thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các hệ thống nhúng.
  • Kinh nghiệm làm việc thực tế qua 2 kỳ thực tập tại các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực máy tính và vi mạch.

Với chương trình đào tạo này, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính sẽ có khả năng phát hiện và giải quyết các thách thức liên quan đến xây dựng, triển khai phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính lớn, nhỏ.

Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính 

Nhiều thí sinh vẫn đang phân vân không biết ngành Kỹ thuật máy tính học trường nào là tốt nhất. Việc lựa chọn trường học có chất lượng đào tạo cao và phù hợp với năng lực của bản thân sẽ giúp các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính có thể tiến xa hơn trong tương lai. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính hàng đầu hiện nay mà các bạn có thể tham khảo. 

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội  
  • Đại học FPT 
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 
  • Đại học Kinh tế Quốc dân 
  • Đại học Công nghệ Hà Nội 

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 
  • Đại học Đà Nẵng 

Khu vực miền Nam

  • Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm) 
  • Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM 
  • Đại học Công nghệ TP.HCM 
  • Đại học Cần Thơ 

Học ngành Kỹ thuật máy tính thi khối nào?

Hiện nay, ngành Kỹ thuật máy tính thực hiện xét tuyển theo nhiều ngành khác nhau như: Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh); Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học); Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh); Khối D90 (Toán, Khoa học Tự nhiên, Tiếng Anh); Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh). 

Các tố chất cần có khi theo học ngành Kỹ thuật máy tính

Để có thể theo đuổi ngành Kỹ thuật máy tính và thành công trong lĩnh vực này, các học viên cần có những tố chất sau đây: 

  • Đam mê với công nghệ, máy tính và phần mềm. 
  • Khả năng tư duy logic, xử lý tình huống linh hoạt. 
  • Kỹ năng làm việc độc lập tốt. 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả. 
  • Ham học hỏi và thường xuyên cập nhật xu hướng. 
  • Khả năng làm việc với áp lực lớn. 
  • Trình độ ngoại ngữ tốt. 

Học Kỹ thuật máy tính ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau đây:

  • Lập trình viên: Chuyên về việc phát triển hệ thống và phần mềm nhúng trên thiết bị di động, vi xử lý và nhiều nền tảng khác. Đây là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các ứng dụng, trò chơi và phần mềm hệ thống. 
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch, mạch điện - điện tử, chip: Chuyên về việc thiết kế các mạch điện tử, vi mạch và chip, đóng góp vào sự phát triển sản phẩm điện tử từ các thiết bị tiêu dùng đến thiết bị công nghiệp phức tạp. 
  • Kỹ sư lắp đặt, xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống máy tính: Trách nhiệm của bạn là đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động một cách hiệu quả và liên tục. Các vị trí này có thể tập trung vào quản lý hạ tầng mạng, bảo mật thông tin và quản lý dữ liệu. 
  • Nhân viên kiểm thử ứng dụng và phần mềm nhúng: Việc kiểm thử và đảm bảo chất lượng ứng dụng, phần mềm nhúng ngày càng trở nên càng quan trọng. Các chuyên gia kiểm thử sẽ đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động một cách đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu thiết kế. 
  • Giảng dạy và nghiên cứu: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu về Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính. Các chuyên gia Kỹ thuật máy tính có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu và đào tạo thế hệ trẻ về công nghệ, máy tính. 

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính đang được xác định là một trong những ngành ưu tiên phát triển hàng đầu của nước ta, điều này được thể hiện qua việc áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và việc triển khai dự án sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam. Các cuộc khảo sát đã cho thấy sự khan hiếm về nhân lực trong lĩnh vực này không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn trong khoảng thời gian 10 năm tới.  

Ngoài ra, Chính phủ còn đặt ra mục tiêu đưa ngành Kỹ thuật máy tính thành một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Thêm vào đó, thị trường lao động càng trở nên sôi động hơn khi các tập đoàn lớn trong ngành đang tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Qua những thông tin này, có thể thấy cơ hội việc làm của các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính là hết sức rộng mở. 

Mức lương ngành Kỹ thuật máy tính

Theo số liệu thống kê những năm gần đây, có đến 90% kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính tìm được việc làm trong vòng 1 năm kể từ khi ra trường. Mức thu nhập ban đầu của kỹ sư ngành Kỹ thuật máy tính được đánh giá là khá cao, dao động trong khoảng từ 6 - 8 triệu đồng mỗi tháng. Đối với những kỹ sư có kinh nghiệm, mức lương có thể dao động từ 12 - 30 triệu đồng mỗi tháng, tuy nhiên mức lương này còn phụ thuộc vào năng lực của từng cá nhân.

Bài viết trên đây của UMT đã chia sẻ đến bạn những thông tin về ngành Kỹ thuật máy tính. Hy vọng bạn đã có thể đưa ra đánh giá khách quan về sự phù hợp của ngành Kỹ thuật máy tính đối với năng lực, sở thích của mình. 

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM LÀ GÌ? HỌC CÓ KHÓ KHÔNG? CƠ HỘI LÀM VIỆC RA SAO?

Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị, máy móc thông minh, Công nghệ phần mềm đang trở thành một ngành học có cơ hội nghề nghiệp cực kỳ rộng mở và được nhiều thí sinh lựa chọn. Vậy ngành Công nghệ phần mềm là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành Công nghệ phần mềm trong bài viết dưới đây. 

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: HỌC Ở ĐÂU? RA TRƯỜNG LÀM GÌ? LƯƠNG BAO NHIÊU?

Trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển, ngành Công nghệ thông tin đang trở thành một ngành học được nhiều bạn trẻ đam mê theo đuổi. Vậy ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì? Và gồm những chuyên ngành nào? Trong bài viết này, hãy cùng UMT tìm hiểu những thông tin về ngành Công nghệ thông tin.

NGÀNH KHOA HỌC DỮ LIỆU HỌC GÌ? CÁCH HỌC? CƠ HỘI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Ngành Khoa học dữ liệu là gì? Có khó không? Cần học những môn gì? Làm sao để học tốt nhất ngành này khi còn trên ghế nhà trường? Sau khi ra trường sẽ làm việc ở đâu với vị trí như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được UMT giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin chi tiết nhất về ngành Khoa học dữu liệu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé