Ngày nay, các sản phẩm ứng dụng Công nghệ thông tin (phần mềm và ứng dụng trên thiết bị thông minh) đã trở thành những điều thiết yếu đối với cuộc sống con người. Điều này dẫn đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, đặc biệt là Kỹ thuật phần mềm ngày càng “hot” hơn bao giờ hết.
Bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật phần mềm là gì, nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm và mức lương có thật sự được mọi người “bàn tán” là chạm mốc ngàn USD hay không? Chúng ta hãy cùng nhau theo chân đến cuối bài viết này nhé!
Ngành Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là ngành nghiên cứu về các quy trình, áp dụng kỹ thuật thiết kế, Toán học, lập trình, công nghệ… một cách logic, hệ thống và nguyên tắc nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng (kiểm tra, đánh giá và bảo trì hệ thống, phần mềm chuyên dụng trên máy tính).
Ngoài ra, đối với cuộc sống hàng ngày, những phần mềm này vốn dĩ đã quá quen thuộc vì chúng ta sử dụng chúng gần như 24/7. Những phần mềm cơ bản nhằm hỗ trợ công việc có thể kể đến như: Office, Chrome, Edge, Coccoc... cho đến các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Tiktok, Telegram, Twitter, Zalo, Viber, Facebook… Các phần mềm kể trên đều mang lại lợi ích vô cùng to lớn trong công việc cũng như giải trí và chính là các sản phẩm từ ngành Kỹ thuật phần mềm đấy!
Với những ứng dụng như trên, chắc hẳn chúng ta cũng biết được ngành Kỹ thuật phần mềm có tính thực tiễn rất cao. Không những thế, sinh viên còn được học kỹ năng để vận hành công cụ phần mềm sẵn có vào việc hỗ trợ thêm cho các phần mềm khác.
Tuy nhiên, nếu chỉ với việc lập trình ra được phần mềm không thôi thì vẫn chưa đủ đâu bạn ơi! Chúng ta muốn đảm bảo có được một phần mềm hữu ích thì cần phải nắm vững về quy trình để đảm bảo chất lượng phần mềm. Quy trình trong một dự án phần mềm thường sẽ gồm các bước sau đây: thu thập yêu cầu, thiết kế và phân tích tư duy thuật toán, lập trình, kiểm thử, vận hành hệ thống và cuối cùng là bảo trì phần mềm.
Để học tốt ngành Kỹ thuật phần mềm nói riêng và nhóm ngành Kỹ thuật nói chung, bạn cần có những kỹ năng thiết yếu như sau:
Vững chắc về kỹ năng tư duy Toán học, Tin học và Logic
Khả năng đọc hiểu, sử dụng tốt các ngoại ngữ khác nhau (tiếng Anh, tiếng Nhật,…)
Tinh thần tự học mọi lúc mọi nơi, không sợ sệt, tự ti trước những cập nhật về công nghệ và kiến thức mới
Có sự yêu thích, đam mê, kiên trì và chịu được áp lực tốt với lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và Kỹ thuật phần mềm nói riêng
Để theo học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn có thể lựa chọn các trường đại học có đào tạo ngành này hoặc chọn chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm trong ngành Công nghệ thông tin như Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) nhé!
Đây là ngành học khá khó và nhiều yêu cầu cao về kỹ năng chuyên môn, từ đó dễ tạo ra áp lực tâm lý trước khi chúng ta đưa ra quyết định liệu rằng có nên dấn thân không. Tuy nhiên, đổi lại cơ hội nghề nghiệp và mức lương khởi điểm dành cho khối ngành Kỹ thuật thật sự là mơ ước của bao sinh viên khi ra trường đó!
Tại Việt Nam, mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm cho ứng viên mới sẽ dao động trung bình trong khoảng 10 - 25 triệu đồng/tháng. Trong đó, các vị trí khác nhau sẽ có mức lương khác nhau như vị trí Front-end, Back-end...
Sau khi tốt nghiệp, chúng ta có thể được đảm nhận một số vị trí công việc như sau:
Software Engineer: Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm chính về mặt thiết kế cũng như phát triển các giải pháp ứng dụng web, hệ thống quản lý nội dung đến cơ sở dữ liệu và hệ điều hành một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Tester Engineer: Kỹ sư mảng kiểm thử chịu trách nhiệm về phương diện tìm kiếm, xác minh các lỗi của hệ thống, hoàn thiện phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Quality Control Engineer: Kỹ sư chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm phần mềm dựa trên quy trình tiêu chuẩn có sẵn, nhằm đảm bảo về mặt chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Data Analyst: Chuyên viên phân tích dữ liệu thực hiện các phân tích sâu dữ liệu nhằm xác định hiện trạng, xu hướng và dự đoán khả năng xảy ra trong tương lai.
PGS. TS. Trần Đan Thư - Trưởng Khoa Công nghệ, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) – người thầy có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, chia sẻ: “Nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin trong 5 năm qua luôn tăng dần đều, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng nhất thì nguồn nhân lực ngành này vẫn thiếu hụt rất nhiều”, mời bạn xem chi tiết tại đây nhé!
Với nhu cầu việc làm rất cao, mức lương cạnh tranh hấp dẫn cũng như mở ra rất nhiều cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, Kỹ thuật phần mềm chính là ngành nghề rất triển vọng và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại trong tương lai. Nếu như bạn đã “trót yêu” công việc coding, có khả năng tư duy logic tốt cùng với nhiều ý tưởng cho dự án bản thân, hãy theo đuổi ngay ngành Kỹ thuật phần mềm từ bây giờ nhé!
Ngành Kinh doanh số, ngành học “hot” của thời đại công nghệ 4.0, ngành học mới đầy hứa hẹn sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhu cầu lớn cho thị trường lao động tại Việt Nam và thế giới. Trường Đại học UMT hiện có chú trọng đào tạo ngành này.
Ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) là một ngành học đầy mới mẻ cho các bạn trẻ có đam mê với công nghệ, đặc biệt là thích tìm kiếm và khám phá những điều mới lạ. Chúng ta hãy tìm hiểu về ngành Khoa học dữ liệu và những cơ hội việc làm của ngành này nhé!
Trong thời đại số, hầu hết các lĩnh vực đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Chính vì thế, ngành Công nghệ thông tin đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết và được nhiều trường đại học chú trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngành Công nghệ thông tin và tìm được định hướng phù hợp với bản thân.