Trong quá trình xin việc, CV chiếm vị trí vô cùng quan trọng, có thể giúp tăng điểm cộng về bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Bài viết này của UMT sẽ giúp bạn hiểu được CV là gì, cũng như có những kỹ năng viết CV ấn tượng ngay từ khi còn là sinh viên nhé!
Curriculum Vitae (viết tắt là CV) thông thường được dịch ra tiếng Việt là “sơ yếu lý lịch”. Tuy nhiên CV khác với tờ khai sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Thay vào đó, CV là một bản tóm tắt bao gồm thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm trong quá trình làm việc, thành tích, giải thưởng, hoạt động, kỹ năng,... Đây là thứ mà mỗi ứng viên cần phải chuẩn bị trong quá trình tìm kiếm việc làm.
CV có vai trò vô cùng quan trọng, là minh chứng cho những nỗ lực của bản thân, đồng thời là vũ khí giúp bạn vượt qua rất nhiều đối thủ khác.
Phần này thông thường bao gồm ảnh, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại cá nhân và địa chỉ liên lạc. Những thông tin này giúp doanh nghiệp có thể liên lạc với bạn khi cần thiết.
Địa chỉ email phải nghiêm túc và được bạn dùng thường xuyên. Không nên dùng những địa chỉ email ít nghiêm túc bởi vì điều này sẽ tạo điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng. Ảnh phải rõ mặt, nhìn thấy được trực diện khuôn mặt.
Nhà tuyển dụng rất đánh giá cao những ứng viên có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho công việc. Bạn có thể đặt ra mục tiêu ngắn hạn như nắm rõ công việc/kiến thức chuyên môn nào đó và mục tiêu dài hạn như một vị trí cụ thể mà bạn muốn thăng tiến trong khoảng thời gian nhất định. Đây là những mục tiêu cá nhân mà bạn đặt ra, không nên viết những mục tiêu chung chung hay sao chép mục tiêu của người khác.
Đây là phần tóm tắt về quá trình học tập trong suốt thời gian qua của bạn, bao gồm thời điểm bắt đầu nhập học, thời điểm tốt nghiệp, tên trường cũng như chuyên ngành học và thông tin mô tả ngắn như điểm trung bình tích lũy (GPA) và xếp loại. Bạn có thể đề cập đến các đề án, đề tài nghiên cứu hay những thành tích, giải thưởng có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.
Phần này được xem là phần quan trọng nhất của CV, bởi lẽ thông qua đó, nhà tuyển dụng phần nào biết được bạn có khả năng như thế nào và có thật sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không. Bạn phải mô tả được mình đã từng làm việc cho công ty/tập đoàn/doanh nghiệp nào, đảm nhận vị trí gì, trách nhiệm chuyên môn ra sao? Những mô tả này cần ngắn gọn, súc tích và đầy đủ thông tin. Bên cạnh đó, bạn nên đưa vào những thành tựu cũng như kinh nghiệm, kỹ năng đạt được trong quá trình làm việc.
Các hoạt động ngoại khóa rất quan trọng, thể hiện được tiềm năng, sự năng động và nhiệt huyết của bạn. Doanh nghiệp rất đánh giá cao những ứng viên nhiệt tình, năng nổ cũng như giàu lòng nhân ái. Chính vì vậy, bạn nên liệt kê chi tiết hoạt động cộng đồng, hoạt động thiện nguyện, hạn chế liệt kê các hoạt động giải trí theo sở thích cá nhân. Trong những hoạt động mà bạn đề cập, hãy nêu trách nhiệm và vai trò của bản thân mình trong quá trình thực hiện những hoạt động đó.
Đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong CV. Các nhà tuyển dụng thường xem xét những kỹ năng mà bạn đề cập có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Bạn nên nhờ những người có học vị, uy tín hoặc cấp trên xác nhận giúp. Kèm theo đó, nên nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu như họ tên, số điện thoại, email và thông tin cá nhân khác để chứng minh độ uy tín.
Một số kỹ năng giúp thu hút nhà tuyển dụng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư duy phản biện...
Lỗi chính tả khiến cho CV của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, khiến cho nhà tuyển dụng cho rằng bạn cẩu thả và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng cũng như vị trí đang ứng tuyển.
Nên có tiêu đề cho CV, nhưng không nên quá dài và đảm bảo đủ thông tin họ tên, vị trí ứng tuyển. Một số cách đặt tiêu đề CV như:
o [Họ và tên] – CV ứng tuyển [Vị trí đang ứng tuyển]. Ví dụ: Nguyễn Văn A – CV ứng tuyển Lập trình viên website.
o [Họ và tên] – [Vị trí đang ứng tuyển]. Ví dụ: Nguyễn Văn A – Lập trình viên website.
o CV – [Vị trí đang ứng tuyển] – [Họ và tên]. Ví dụ: CV – Lập trình viên website – Nguyễn Văn A.
CV là cách để bạn thể hiện những điểm mạnh của bản thân nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không nên dùng những từ ngữ quá khoe mẽ hay khoa trương mà hãy sử dụng từ ngữ một cách khéo léo và khiêm tốn.
Những thông tin mà bạn đưa ra cần có đầy đủ dẫn chứng, số liệu hay người tham chiếu để tăng tính xác thực và thuyết phục được nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, những nội dung mà bạn đưa ra cần có tính liên kết, nghĩa là phải có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển.
Trên đây là những thông tin cần thiết về kỹ năng viết CV. UMT hy vọng bài viết này giúp bạn có thể “bỏ túi” thêm những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình viết CV và hãy bắt đầu cho mình một “chiếc” CV thật đẹp ngay khi còn ở giảng đường đại học nhé!
Trong quá trình học tập và làm việc, chắc hẳn không ít lần mỗi người trong chúng ta đều có những khoảng thời gian bị trôi qua một cách vô ích. Chính vì vậy, trau dồi kỹ năng quản lý thời gian là một điều vô cùng cần thiết và hữu ích dành cho bạn. Cùng UMT tìm hiểu thêm nhé!
Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng khi bạn làm việc trong hầu hết mọi ngành nghề hay lĩnh vực cuộc sống. Kỹ năng này giúp truyền tải thông tin đến người nghe một cách rõ ràng, ngắn gọn và thuyết phục nhất. Vậy kỹ năng thuyết trình cần được rèn luyện như thế nào, hãy cùng UMT khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Với xu hướng hiện nay, làm việc theo nhóm là điều bắt buộc trong hầu hết các tổ chức và giúp chúng ta hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng để thành công trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đang có nhịp độ nhanh ngày nay.