CÙNG UMT TÌM HIỂU 8 LÝ DO GEN Z THEO ĐUỔI NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Ngày đăng: 16/03/2023

Báo cáo chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu. Và năm 2023, nước ta vẫn đang trong đà tăng trưởng lĩnh vực này.

 

Theo kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ Logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đạt 50-60%, chi phí Logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) trên thế giới đạt 50 trở lên. Do đó, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang nằm trong nhóm ngành mũi nhọn được nước ta chú trọng đầu tư và phát triển giáo dục.

Bật mí 8 lý do nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

1. Thị trường rất thiếu nhân lực

Lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về thiếu hụt nhân lực. Nhân lực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó trong bối cảnh phát triển kinh tế và ngoại thương mạnh mẽ hiện nay, nhân lực ngành này ngày càng được săn đón. Năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực ngành này dự kiến cần hơn 200.000 người.

2. Cơ hội việc làm tốt với mức lương cạnh tranh

Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm của nhân viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vào khoảng 8 - 10 triệu đồng/tháng, sau đó tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu cao hơn của doanh nghiệp. Mức lương trung bình của các vị trí quản lý là 65 – 80 triệu đồng/tháng và giám đốc là 110 – 160 triệu đồng/tháng.

3. Không đòi hỏi quá nhiều bằng cấp để thăng tiến

Các chuyên gia trong lĩnh vực này có cơ hội được thăng tiến mà ít gặp các rào cản về bằng cấp. Một số công việc có thể yêu cầu các chứng chỉ riêng biệt, tuy nhiên không mất quá lâu để học tập và lấy được chứng chỉ.

4. Cơ hội đi công tác nhiều nơi

Rất nhiều vị trí trong ngành này cho bạn cơ hội được đi công tác, đặc biệt là nước ngoài. Đây là cơ hội học hỏi, mở rộng kiến thức và kinh nghiệm của bạn thông qua làm việc.

5. Tăng cường kỹ năng ngoại ngữ

Bạn sẽ được làm việc trong môi trường quốc tế, công tác nước ngoài, tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới… nên cơ hội rèn luyện ngoại ngữ luôn sẵn sàng dành cho bạn.

6. Đa dạng sự lựa chọn về thực tập, việc làm

Vì sự đa dạng việc làm và thiếu hụt nhân sự mà sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiện nay không phải lo ngại khi tìm kiếm các công việc thực tập. Các bạn năm cuối có thể dễ dàng tìm kiếm chỗ thực tập qua các trang: Logistics4vn, Internship.edu.vn hay Ybox.

Dù Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành khá mới và đặc thù, nhưng đây là một ngành rộng và luôn cần trong mọi lĩnh vực để đảm bảo chất lượng và lưu thông hàng hóa. Do đó, có rất nhiều mảng việc làm bạn có thể theo đuổi, chẳng hạn như thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, kho hàng, vận tải…

7. Phát triển kỹ năng mềm

Nhờ công việc đa dạng, tiếp xúc với nhiều người và đối tác, nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đã thành công qua việc đúc kết được nhiều kỹ năng và có thể ứng dụng cho đa lĩnh vực, như dự báo, tối ưu hóa công việc, quản lý, điều hành, giám sát ngân sách.

8. Hứng thú với nghề

Ngoài cơ hội việc làm rộng mở và mức lương khá cao so với các ngành khác, nhiều chuyên gia Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo đuổi công việc trong ngành hàng chục năm vì cảm thấy được thỏa mãn và đền đáp. Nhiều người cho rằng bản chất công việc năng động là yếu tố khiến họ muốn tiếp tục theo đuổi ngành này nhất.

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học được đầu tư phát triển mạnh tại UMT

  • Mã ngành: 7510605

  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01/D03, D07

Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) hiện đã đưa ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vào chương trình đào tạo với kỳ vọng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao mà các doanh nghiệp đang cần trong lĩnh vực này. Với thời gian đào tạo tinh gọn (11 học kỳ trong 3,5 năm), UMTers chắc chắn sẽ là những ứng viên xuất sắc được doanh nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chọn mặt gửi vàng.

UMTers sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tốt tại các vị trí như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics; chuyên viên hoạch định, lên kế hoạch sản xuất và dịch vụ Logistics; chuyên viên thu mua, kiểm kê, quản lý hàng hóa; chuyên viên vận hành kho bãi, giao nhận vận tải (Forwarder); nhân viên hải quan, tư vấn viên về các thủ tục hải quan; chuyên viên vận hành hệ thống quản lý kho hàng, cảng; chuyên viên thanh toán quốc tế. Các bạn cũng có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ và làm việc tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu…

Với 2 chuyên ngành chính là Quản trị cảng và kho hàng, Quản trị xuất nhập khẩu, sinh viên UMT sẽ dễ dàng, tự tin ứng tuyển vào các vị trí công việc hấp dẫn sau khi ra trường:

- Chuyên ngành Quản trị cảng và kho hàng: Với các vị trí như chuyên viên vận hành kho, chuyên viên cảng, chuyên viên kiểm kê, chuyên viên thu mua, điều phối viên vận tải, chuyên viên giao/nhận vận tải...

- Chuyên ngành Quản trị xuất nhập khẩu: Với các vị trí như chuyên viên hải quan, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên hoạch định kế hoạch sản xuất và dịch vụ Logistics, chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics...

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn đừng ngại liên hệ với UMT ngay nhé!