LIVESTREAM “GEN Z HỎI – UMT TRẢ LỜI” #4: GEN Z VÀ NHỮNG CƠ HỘI TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngày đăng: 30/03/2022
PGS. TS. Trần Đan Thư – Trưởng Khoa Công nghệ, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) cùng vị khách mời đặc biệt Anh Ngô Văn Toàn - Chairman, Pixa Solutions, Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO Alliance) đã chia sẻ trong Livestream “GEN Z HỎI – UMT TRẢ LỜI” số thứ 4 về ngành Công nghệ thông tin và những cơ hội cho Gen Z hiện nay.
Xu hướng hiện nay và nhu cầu nhân lực của lĩnh vực CNTT
PGS. TS. Trần Đan Thư gắn bó với lĩnh vực công nghệ từ khi còn trên giảng đường đại học, Thầy có nhận xét về xu hướng hiện nay của ngành CNTT trong livestream rằng: “Có thể nói, tôi là người chứng kiến khá lâu mọi thay đổi, biến động của xu hướng, nhu cầu xã hội đối với ngành CNTT tại Việt Nam từ thế hệ Gen X đến Gen Z. Hiện nay, xu hướng đang là nền tảng thiết bị di động như smartphone, tablet… và sự lên ngôi của các phần mềm ứng dụng. Các bạn Gen Z tuy chưa học CNTT nhưng sử dụng rất thành thạo các sản phẩm CNTT, trải nghiệm được CNTT qua phần mềm giải trí, mua sắm online… Do đó, các bạn có sự nhạy bén với công nghệ nên có những ưu điểm vượt trội và sáng tạo trong thiết kế trải nghiệm người dùng - mà đây mà một điều vô cùng quan trọng trong các sản phẩm CNTT hiện nay”.
Anh Ngô Văn Toàn - Chairman, Pixa Solutions; Phó Chủ tịch Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO Alliance) - đã có những chia sẻ thú vị về 10 lĩnh vực CNTT hot nhất hiện nay và tương lai. Cụ thể anh cho biết: “Việt Nam có những thứ hạng cao về dịch vụ CNTT không thua kém gì các nước trên thế giới. Khi nhắc CNTT, ai cũng nghĩ đến: lập trình, viết code, quản trị hệ thống máy tính… Thực tế, CNTT ứng dụng trên mọi vấn đề xung quanh cuộc sống: mua sắm online, giải trí, giao thông, vận chuyển hoặc một số lĩnh vực mới chưa phổ biến như: AI, Blockchain, tiền ảo, du lịch ảo… Do đó nhu cầu tuyển dụng rất lớn và đa dạng, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao”.
Ngoài ra, anh Ngô Văn Toàn còn chia sẻ: “Đặc quyền của sinh viên IT là có thể thực tập ở bất cứ đâu chứ không cần đến doanh nghiệp, vì dân IT có thể tự do sáng tạo ra bất kỳ phần mềm, ứng dụng nào hữu ích cho cộng đồng. Liên minh Công nghệ số Việt Nam (VNITO Alliance) sở hữu mạng lưới hơn 1.400 công ty thành viên, do đó sinh viên CNTT của UMT sẽ được hỗ trợ khi đến kỳ thực tập tại doanh nghiệp”.
Triển vọng sinh viên CNTT tại UMT
PGS. TS. Trần Đan Thư chia sẻ: “Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin của UMT được tối ưu hóa cho từng sinh viên trong quá trình theo học, đảm bảo đào tạo chuẩn xác, đặc biệt chú trọng thực hành và trải nghiệm doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu phát triển lẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn. Sinh viên được đào tạo trên nền tảng giáo dục hiện đại, chương trình tiếp thu xây dựng từ các trường đại học hàng đầu thế giới với kiến thức khai phóng, kỹ năng mềm và kiến thức chuyên ngành vững vàng, vượt trội, góp phần tạo ra các giá trị lợi ích gia tăng cho doanh nghiệp.
Ngoài những công việc liên quan đến phần cứng, Việt Nam rất mạnh về phần mềm. Do đó, sinh viên ngành CNTT có thể có nhiều cơ hội việc làm như: Lập trình viên, viết phần mềm công nghệ, kiểm duyệt chất lượng phần mềm, quản trị mạng, quản trị dữ liệu, kỹ sư AI chuyên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và ứng dụng liên quan… Các bạn cũng có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao hoặc tự khởi nghiệp kinh doanh ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin”.
Nhiều học sinh THPT quan tâm và đặt câu hỏi về chương trình đào tạo ngành CNTT tại UMT
Bạn Phong Hang Khue: “Thu nhập của sinh viên ngành CNTT mới ra trường khoảng bao nhiêu và cơ hội thăng tiến như thế nào?”.
Bạn Lê Gia Bảo – học sinh lớp 12 Trường THPT An Nhơn 1 (Bình Định) có câu hỏi gửi về link đăng ký của chương trình như sau: “Em yếu tiếng Anh thì có theo học ngành CNTT tại UMT được không?”.
Bạn Huỳnh Trúc Chi: “Học lực em ở mức trung bình khá thôi thì khi theo học ngành CNTT có bị đuối không ạ? Em nghe nói ai học CNTT đều rất giỏi nên em hơi lo, tại sao có quá ít nữ làm việc ở ngành này?”.
Bạn Ngô Kim Phương: “Em là con gái có học được ngành CNTT không ạ?”.
Các bạn có thể vào link xem chi tiết toàn bộ chương trình livestream số 4 tại kênh Youtube của Trường:
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) gửi lời cảm ơn trân trọng đến chuyên gia tư vấn, khách mời, quý phụ huynh cùng các em học sinh đã quan tâm theo dõi. Chương trình rất mong được gặp quý vị và các bạn vào lúc 19:00, thứ 5, ngày 24/3/2022 với chủ đề #5 “Bất động sản nay đã khác xưa, Z sẵn sàng chưa?”.
Đây là chuỗi chương trình livestream gồm 15 số đặc biệt với những thông tin hữu ích dành cho cộng đồng, đặc biệt là Gen Z trong độ tuổi chuẩn bị vào đại học. Diễn giả là các chuyên gia, khách mời, doanh nghiệp “có tâm nhất quả đất” với kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục, hướng nghiệp, tuyển sinh và thực tế doanh nghiệp…
Chương trình do Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) tổ chức định kỳ vào lúc 19:00, thứ 5 hàng tuần, trực tiếp trên kênh Fanpage UMT: https://www.facebook.com/UMTUniversity. Trân trọng kính mời Quý phụ huynh và các em học sinh đón xem!