Một trong những yếu tố quyết định sự thành công và khẳng định vị trí của mỗi người đó là kỹ năng giải quyết vấn đề. Hiểu và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ giúp bạn đạt được những thành quả nhất định trong công việc.
Cuộc sống thường ngày xảy ra rất nhiều vấn đề mà con người phải giải quyết. Cùng một vấn đề có người giải quyết nhanh chóng và đơn giản, nhưng cũng có người lúng túng và không biết hành xử như thế nào. Đó chính là vì kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi người khác nhau. Vậy làm thế nào để có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu và rèn luyện cho mình nhé!
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng của mỗi người. Đây là kỹ năng tổng hợp của cả một quá trình xác định, đánh giá, phân tích và đưa ra phương án giải quyết một hay nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn trong công việc và cuộc sống.
Khi xảy ra vấn đề nào đó ngoài ý muốn mà không biết trước, có rất nhiều người thường tỏ ra lo lắng, mất bình tĩnh và không biết giải quyết vấn đề đó sao cho nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất. Đối với những người có kỹ năng giải quyết vấn đề thì họ luôn bình tĩnh trước những khó khăn, thử thách bất ngờ của cuộc sống và giải quyết một cách nhanh chóng, linh hoạt mọi vấn đề.
Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bởi vì kỹ năng mềm sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề và dẫn dắt nhân viên hoàn thành mọi mục tiêu.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi người, cụ thể là các kỹ năng sau:
- Kỹ năng nghiên cứu kỹ càng tất cả các thông tin, nội dung liên quan đến vấn đề cần giải quyết để có cách giải quyết tốt nhất.
- Kỹ năng phân tích chi tiết vấn đề để xác định được nguyên nhân xảy ra vấn đề, từ đó lên ý tưởng để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Kỹ năng giao tiếp giúp bạn kết nối với mọi người. Trước khi giải quyết một vấn đề, mỗi chúng ta cần phải lắng nghe và tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Việc kết nối với mọi người vừa giúp giải quyết vấn đề, vừa giúp bạn thể hiện tác phong chuyên nghiệp và luôn đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Kỹ năng dự báo rủi ro giúp xác định trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và xây dựng phương án dự phòng đối với các tình huống đó. Biết dự đoán rủi ro giúp bạn giảm thiểu những tổn thất và thất bại khi thực hiện một dự án hay công việc nào đó. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng để bạn có thể giải quyết vấn đề tốt.
- Kỹ năng ra quyết định là một kỹ năng tổng hợp cuối cùng sau khi sử dụng tất cả các kỹ năng trên. Mỗi vấn đề xảy ra đều có rất nhiều cách giải quyết, nhưng thường chúng ta chỉ được quyết định một phương án giải quyết tốt nhất. Vì vậy, lúc này kỹ năng quyết định vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của bạn khi thực hiện một công việc nào đó.
Để thực hiện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, mỗi người cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Đây là bước nhận ra có vấn đề xảy ra ngoài kế hoạch của bạn trước đó, xem xét mức độ ảnh hưởng của nó để xác định thứ tự ưu tiên giải quyết. Để phát hiện vấn đề, bạn phải xem xét kỹ quá trình thực hiện công việc từ đầu và lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người (đôi khi người ngoài cuộc nhìn nhận vấn đề khách quan tốt hơn người trong cuộc).
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề và người chịu trách nhiệm với vấn đề xảy ra
Là người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra vấn đề ở đâu, để từ đó phân tích vấn đề một cách khách quan nhất. Nếu nắm rõ nguyên nhân xảy ra, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề đúng hướng và tiết kiệm thời gian.
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, bạn cần xác định xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với vấn đề đó để có thể điều chỉnh vấn đề đúng hướng, tránh trường hợp nhiều người cùng tham gia, dễ dẫn đến mâu thuẫn và khó giải quyết vấn đề hơn.
Bước 3: Phân tích mọi khía cạnh của vấn đề cần giải quyết
Tiền đề dẫn đến hướng giải quyết vấn đề là nguồn gốc của nó. Vì vậy, nếu xác định sai nguồn gốc, bạn sẽ xử lý vấn đề bị sai lệch và làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Khi giải quyết vấn đề, chúng ta cần dành thời gian để kiểm soát thông tin và nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề một cách chi tiết nhất, chính xác nhất.
Để có thể phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh, bạn cần phải trả lời nhiều câu hỏi như: Việc giải quyết có thật sự quan trọng hay không? Mình phải chịu trách nhiệm gì đối với vấn đề đó? Mức độ khó khăn của vấn đề gặp phải?...
Bước 4: So sánh và lựa chọn giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất
Mỗi vấn đề đều có nhiều cách giải quyết được đưa ra. Nhưng bạn cần phải so sánh ưu điểm và nhược điểm của mỗi giải pháp xem cách nào mang lại hiệu quả nhất. Các tiêu chí chúng ta có thể sử dụng để đánh giá giải pháp đó là: thời gian giải quyết trong bao lâu, hiệu quả mang lại, chi phí phải bỏ ra...
Bước 5: Thực hiện giải pháp trên thực tế
Khi đã lựa chọn được giải pháp, bạn cần thực hiện theo kế hoạch và quy trình đã đề ra trong quá trình nghiên cứu giải pháp. Khi giải pháp được thực hiện đúng như dự định, bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái và vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Bước 6: Theo dõi quá trình thực hiện giải pháp và đánh giá kết quả
Sau khi giải quyết xong một vấn đề, bạn cần xem xét và đánh giá quá trình cũng như kết quả thực hiện được. Nếu kết quả giải quyết vấn đề đúng như dự định hoặc tốt hơn, bạn đã có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
Nhưng nếu kết quả chưa tốt, bạn cần xem xét lại quá trình và đánh giá để có biện pháp khắc phục kịp thời các vấn đề khác có thể xảy ra.
Để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp nâng cao khả năng xử lý tình huống công việc trong cuộc sống, bạn có thể thực hiện một số cách sau:
- Xác định và nhìn nhận đúng đắn điểm yếu của bản thân: việc này giúp bạn cải thiện chính mình một cách đúng hướng nhờ việc rèn luyện nâng cao các điểm yếu.
- Chăm chỉ nghiên cứu và trao dồi kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc mình đang làm. Việc có kiến thức vững chắc sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện công việc, ngoài ra còn giúp ứng biến với vấn đề xảy ra nhanh hơn.
- Xây dựng các tình huống xấu có thể xảy ra và luyện tập cách giải quyết. Việc này giúp bạn làm quen với những vấn đề bất ngờ xảy ra và có thể bình tĩnh giải quyết khi đã luyện tập trước.
- Quan sát những người xung quanh và học hỏi kinh nghiệm. Đây là một cách học hỏi hay khi tình huống thực tế của họ đã xảy ra gần gũi trong đời sống, giúp chúng ta nhớ lâu hơn. Ngoài ra, việc đánh giá người xung quanh giải quyết vấn đề giúp bạn có thể lựa chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết nếu gặp tình huống tương tự.
Như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong công việc của chúng ta. Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) luôn chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên của mình để giúp các bạn tự tin phát triển bản thân hơn.
Ký túc xá là cụm từ không còn xa lạ với mỗi chúng ta, đặc biệt là những bạn sinh viên. Bài viết dưới đây của UMT giúp các bạn hiểu được ký túc xá là gì, cũng như những loại hình ký túc xá hiện nay.
Hiểu được kỹ năng mềm là gì, bạn sẽ luôn biết cách đối phó và xử lý tình huống trong cuộc sống. Không chỉ cần thiết với những người đã đi làm mà tầm quan trọng của kỹ năng mềm với sinh viên đòi hỏi các bạn cần trau dồi, rèn luyện ngay từ bây giờ. Bạn đã sẵn sàng gặt thành công với kỹ năng mềm chưa?
Năm nhất đại học là một khởi đầu mới nhưng cũng nhiều bối rối, hoài nghi. Bạn bước vào một môi trường hoàn toàn mới, đối với nhiều sinh viên là bắt đầu cho một giai đoạn tự lập hoàn toàn, bao quanh bởi những người bạn mới và vô vàn cơ hội.