Hàng ngày, các nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm đơn ứng tuyển. Làm thế nào để hồ sơ của bạn nổi bật, gây ấn tượng để có thể "lọt vào mắt xanh" nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, vì không có quá nhiều kinh nghiệm làm việc, nên bạn băn khoăn không biết trình bày CV cho sinh viên như thế nào cho ấn tượng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Do đó, để sở hữu được một CV đúng chuẩn không phải là một điều đơn giản đối với những bạn sinh viên chưa tốt nghiệp.
Các UMTers hãy cùng nhau tham khảo làm thế nào để sở hữu mẫu CV ứng tuyển việc làm cho sinh viên chưa tốt nghiệp ấn tượng qua bài bài viết dưới đây nhé.
Với bất kỳ ngành nghề nào thì CV luôn luôn là bước mở đầu cho mọi quá trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm trước tiên tới những CV cơ bản nhưng đầy đủ thông tin và dễ tiếp nhận. Đây là một trong những lý do đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc tìm hiểu trước khi viết CV ứng tuyển việc làm.
Một CV hoàn hảo sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn chọn lựa hình thức (cách trình bày, phông chữ, kiểu chữ…) và nội dung (mục tiêu, định hướng, cách viết…) cho CV của mình như thế nào. Đó sẽ là bản CV nhất quán về cả mặt nội dung lẫn hình thức, làm nổi bật được con người, cá tính của bạn.
Trước khi bạn bắt đầu viết CV của mình, điều cần thiết là phải xác định cấu trúc và định dạng chính xác. Điều này giúp CV của bạn chuyên nghiệp và dễ đọc hơn.
Font chữ là một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến cảm nhận của nhà tuyển dụng. Các chuyên gia tuyển dụng khuyên nên chọn lựa cỡ chữ 12, 13. Với những tiêu đề lớn, bạn có thể tô đậm hoặc lựa chọn cỡ chữ to hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều từ in đậm, in nghiêng, gạch chân hay các tính năng làm nổi bật khác. Điều quan trọng là cách phân bố font chữ trong CV phải thống nhất với nhau.
Nếu bạn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, có nhiều thành tích hoặc kinh nghiệm đi làm, bạn có thể trình bày CV của mình trong khoảng độ dài lý tưởng là từ 1 - 2 trang giấy. Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên viết CV gọn trên 1 mặt trang A4.
Bạn cũng nên lưu ý căn lề, cách dòng hợp lý và nhất quán cho tất cả các mục của CV.
Nghiên cứu về công ty tuyển dụng và vị trí ứng tuyển có thể giúp bạn xác định trình trải nghiệm và kỹ năng cần đưa vào CV của mình. Nếu công việc liên quan đến ngành nghề bạn đã hoặc đang học, bạn cũng có thể kiểm tra mô tả công việc trong ngành của mình đang học để xác định các kỹ năng phổ biến mà nhà tuyển dụng muốn thấy trên CV của bạn.
Bắt đầu CV bằng phần giới thiệu bản thân hấp dẫn nêu bật các kỹ năng, thành tích và trình độ học vấn của bạn. Phần giới thiệu bản thân bao gồm hai đến ba câu tóm tắt bạn là ai, trình độ học vấn và kinh nghiệm của bạn, tham vọng của bạn và những gì bạn sẽ mang lại cho vị trí bạn đang ứng tuyển hoặc công ty tuyển dụng.
Ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể sử dụng phần này để làm nổi bật các kỹ năng liên quan, dịch vụ tình nguyện và các môn học giúp bạn trở thành ứng viên lý tưởng. Nếu bạn không biết nên giới thiệu bản thân như thế nào, hãy tìm các tố chất, kỹ năng mà vị trí tuyển dụng cần có và chọn các yếu tố giống mình để viết phần giới thiệu này.
Ví dụ về "Giới thiệu" trong CV của sinh viên ứng tuyển vị trí nhân viên viết content |
|
Sinh viên thường thiếu kinh nghiệm làm việc để đưa vào CV của mình. Bạn có thể sáng tạo với phần học vấn của mình trong hồ sơ ứng tuyển.
- Khi liệt kê các trường, hãy bao gồm tên của trường học, ngành học và năm học. Thông tin bạn có thể ghi thêm bao gồm điểm trung bình (GPA), danh hiệu, thành tích học tập, các dự án, các hoạt động ngoại khóa của bạn. Nếu bạn là sinh viên đại học, bạn cũng có thể đề cập đến môn học cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển, hoặc kể thêm về các khóa học ngoại khóa bạn đang theo đuổi nếu điều này làm tăng cơ hội được tuyển dụng của bạn.
- Phần học vấn, bạn nên liệt kê bằng cấp giáo dục gần nhất của bạn theo thứ tự thời gian ngược lại. Nếu bạn có bằng cấp cao hơn bằng THPT, bạn có thể bỏ chứng chỉ trung học của mình khỏi CV.
- Chỉ thêm điểm trung bình môn học (GPA) vào CV nếu điều này giúp bạn tăng cơ hội nhận được công việc. GPA ghi trong CV nên từ 3.2 đến 4.0 (Trung bình từ 8 đến 10).
- Đề cập đến trình độ học vấn của bạn đầu tiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc. Nếu đã có kinh nghiệm làm thêm thì phần kinh nghiệm đi làm nên viết trước phần học vấn.
Ví dụ về "Học vấn" trong CV của sinh viên Marketing ứng tuyển vị trí trợ lý kinh doanh |
2022-2026: Đại học Quản lý và Công nghệ (UMT)
|
Ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm làm thêm, bạn có thể liệt kê các trải nghiệm trong môi trường đại học và xã hội. Những hoạt động này có thể giúp bạn làm nổi bật các kỹ năng làm việc và thể hiện niềm đam mê của bạn đối với công việc đó.
Trong phần này, hãy bắt đầu từ trải nghiệm gần đây nhất của bạn, bao gồm công việc tình nguyện, vị trí thực tập và tất cả công việc toàn thời gian và bán thời gian có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Mỗi vị trí cần bao gồm tên công ty, chức danh công việc và những tháng và năm bạn đã làm việc. Trong phần trách nhiệm chính của bạn, hãy làm nổi bật các kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích bạn đạt được ở mỗi công việc. Chỉ thêm các trách nhiệm liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển và đánh giá thành tích của bạn bằng các số liệu. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng không có khoảng trống nào trong quá trình làm việc của bạn.
Ví dụ về "Hoạt động ngoại khóa" ghi trong mục Kinh nghiệm làm việc |
Trưởng nhóm Câu lạc bộ bóng rổ sinh viên UMT
|
Ví dụ về "Việc làm thêm" ghi trong mục Kinh nghiệm làm việc |
Nhân viên phục vụ tại công ty TNHH Ministop Việt Nam
|
Các phần tùy chọn khác mà bạn có thể thêm vào CV của sinh viên bao gồm chứng chỉ và giải thưởng, ngôn ngữ và các dự án cá nhân. Bạn cần lưu ý ghi các kỹ năng và thành tích thực sự vì nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn chứng minh chúng tại buổi phỏng vấn.
Bạn cũng có thể thêm phần sở thích, và mối quan tâm trong CV, phần này cần liệt kê chính xác các kỹ năng và kinh nghiệm có thể liên quan. Sở thích và mối quan tâm có thể cho nhà tuyển dụng thấy được sự yêu thích học hỏi, sự đam mê của bạn với công việc, thậm chí các kỹ năng chuyển đổi của bạn.
Mục người tham chiếu hay reference trong CV là phần liệt kê thông tin của người mà nhà tuyển dụng có thể liên hệ để xác minh những gì bạn cung cấp trong hồ sơ xin việc khi cần, có thể là cấp trên, đồng nghiệp, giảng viên hoặc thầy cô trong ban giám hiệu. Nếu bạn có một người giới thiệu nổi tiếng và được kính trọng hoặc giữ một vị trí cao ở công việc hoặc trường học trước đây, thì lời nói của họ có thể có sức nặng hơn đối với nhà tuyển dụng. Chỉ cần đảm bảo rằng người tham khảo biết rõ về bạn và có thể cung cấp thông tin có ý nghĩa về bạn khi họ được liên hệ.
Nếu CV của bạn còn một khoảng trống lớn ở cuối trang, bạn nên điền thông tin người tham chiếu của bạn vào và tạo cho nó một cái nhìn đầy đủ hơn. Đặc biệt nếu bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc mới ra trường, thì đây có thể là cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật hồ sơ và những thành tích của bạn.
Thông tin người tham chiếu trong CV xin việc phải bao gồm các thông tin chi tiết sau về người tham chiếu của bạn:
Tuy nhiên, để mục này phát huy tác dụng, bạn cần lưu ý các điều sau
Các bạn có thể tạo CV từ các mẫu CV trong Word, Canva hoặc các trang tuyển dụng như Careerbuilder, VietnamWorks, Timviec365...
Create > New
Điền chữ "CV" vào ô tìm kiếm
Chọn mẫu phù hợp
Trang chủ > Tạo thiết kế
Điền chữ "CV" hoặc "Sơ yếu lý lịch" trong mục tìm kiếm
Chọn mẫu phù hợp
Hàng ngày, các nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm đơn ứng tuyển. Làm thế nào để hồ sơ của bạn nổi bật, gây ấn tượng để có thể "lọt vào mắt xanh" nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, vì không có quá nhiều kinh nghiệm làm việc, nên bạn băn khoăn không biết trình bày CV cho sinh viên như thế nào cho ấn tượng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Do đó, để sở hữu được một CV đúng chuẩn không phải là một điều đơn giản đối với những bạn sinh viên chưa tốt nghiệp.
Các UMTers hãy cùng nhau tham khảo làm thế nào để sở hữu mẫu CV ứng tuyển việc làm cho sinh viên chưa tốt nghiệp ấn tượng qua bài bài viết dưới đây nhé.