Sau hơn hai tuần Bộ GD-ĐT mở cổng tuyển sinh, hiện mới có gần 50% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay nhập nguyện vọng lên hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo thí sinh không nên đợi đến cuối thời hạn mới đăng ký.
Chưa xác định được ngành yêu thích
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ ngày 22-7 đến 20-8, thí sinh thực hiện các quy trình đăng ký nguyện vọng lên hệ thống của bộ. Trong thời gian quy định trên, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Từ ngày 21 đến 28-8, thí sinh chốt nguyện vọng trên hệ thống. Thời gian này, thí sinh mới phải nộp tiền lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
Tuy nhiên, thực tế rất nhiều thí sinh vẫn chưa đăng ký nguyện vọng lên hệ thống với nhiều lý do, trong đó chủ yếu là chưa xác định được ngành, trường yêu thích nên cần suy nghĩ tiếp.
Nên đăng ký sớm
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, năm 2022 là năm đầu tiên thí sinh đăng ký xét tuyển tất cả các nguyện vọng theo các phương thức xét tuyển khác nhau lên hệ thống và cũng là năm đầu tiên thí sinh đăng ký xét tuyển không cùng thời gian với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
"Vì vậy, để hệ thống không bị quá tải do thí sinh tập trung đăng ký xét tuyển vào những ngày cuối và có thời gian kiểm tra, rà soát dữ liệu, Vụ Giáo dục đại học đã đề nghị các cơ sở đào tạo, các sở GD-ĐT truyền thông và thông báo để thí sinh đăng ký xét tuyển ngay từ những ngày đầu. Sau đó thí sinh có thể điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng bất cứ lúc nào trong thời gian quy định. Thí sinh không nên đợi đến cuối thời hạn mới đăng ký" - bà Thủy khuyên.
TS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học - cho hay vừa qua nhiều thí sinh và phụ huynh thắc mắc việc một số trường yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống. Điều này một phần khiến thí sinh hoang mang, đắn đo chưa biết phải đăng ký nguyện vọng ra sao.
"Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống chung hoàn toàn do thí sinh quyết định. Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất của thí sinh.
Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh theo các phương thức xét tuyển được xử lý trên hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển. Do vậy, nếu thật sự đã yêu thích ngành, trường nào đó đã đủ điều kiện trúng tuyển thì nên sớm đặt nguyện vọng 1. Sau khi đăng ký xong, thí sinh vẫn còn được điều chỉnh lại nếu muốn thay đổi nguyện vọng trong thời gian quy định", ông Hùng cho biết.
Nhiều thắc mắc về cách thức đăng ký
Các chuyên gia tuyển sinh đều lưu ý thí sinh khi đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình theo hướng dẫn và nộp lệ phí theo quy định. Sau khi đăng ký xong, thí sinh cần thoát khỏi hệ thống và đăng nhập lại để kiểm tra các nguyện vọng đã đăng ký.
UMT luôn đồng hành cùng các bạn
Nếu các bạn vẫn còn phân vân chưa biết sẽ chọn Nguyện vọng như thế nào để có cơ hội được học tập, phát triển, rèn luyện trong môi trường mong muốn cũng như còn đang bối rối với các quy định về tuyển sinh và cách đăng ký trên hệ thống xét tuyển của Bộ GDĐT, hãy để UMT lo nhé!
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) là một trong số những trường công bố điểm sàn xét tuyển sớm nhất trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2022. Theo đó, mức điểm sàn xét tuyển dự kiến cho các ngành của trường là 15 điểm. Với các phương thức khác như xét kết quả THPT (học bạ) trường nhận từ 6 điểm, với phương thức xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM trường nhận từ 600 điểm, Xét tuyển thẳng theo quy định của UMT và Bộ GD&ĐT.
Năm 2022, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) dành ra 30% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi Tốt nghiệp THPT. Đây là cơ hội rất khả quan cho các thí sinh với ngưỡng cửa đại học chất lượng quốc tế đang chào đón các bạn. Ngoài ra, nhà trường vẫn còn 4 phương thức tuyển sinh còn lại với 70% chỉ tiêu sẽ giúp thí sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp cận môi trường giáo dục đại học quốc tế hơn.
UMT được định hướng trở thành trường đại học tiên phong, đột phá về đào tạo, nghiên cứu và quản trị. Chương trình học được thiết lập dựa trên tinh thần khai phóng, đổi mới và sáng tạo; không chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn tạo nên những công dân toàn cầu tự tin làm chủ tương lai, thích ứng với sự thay đổi liên tục của thế giới số 4.0.
Chương trình đào tạo tại UMT được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia uy tín và nhiều năm kinh nghiệm, dựa theo các quy chuẩn quốc tế về đào tạo, giảng dạy. Sinh viên sẽ có cơ hội học tập, trải nghiệm và khám phá mô hình đào tạo khác biệt, kết hợp hoạt động thực tiễn, cơ hội thực tập/ kiến tập thực tế tại doanh nghiệp, học tập tại nước ngoài… xuyên suốt chương trình học.
Nhà trường hiện đang đào tạo 6 ngành:
-----------------
NGUYỆN VỌNG 1 CHỌN UMT
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) đã công bố điểm dự kiến nhận xét tuyển các phương thức cho tất cả các ngành đào tạo:
- Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: Từ 15 điểm
- Xét kết quả THPT (học bạ): Từ 6 điểm
- Xét kết quả kỳ thi ĐGNL: Từ 600 điểm
- Xét tuyển thẳng theo quy định của UMT
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
Thí sinh cần đăng ký chính xác thông tin Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (Mã trường: UMT), tên ngành và mã ngành trên Cổng xét tuyển của Bộ GD&ĐT từ ngày 22/7 - 20/8 theo link: https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
UMT luôn mở cổng xét tuyển dành cho các bạn học sinh muốn đăng ký nộp hồ sơ vào trường theo link nhé: https://xettuyen.umt.edu.vn/dangkyxettuyen.
-------------------
Link: https://tuoitre.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-2022-nen-dang-ky-nguyen-vong-som-20220808230737089.htm