THE SCIENTIST’S WAYS IN NATIONAL SCIENCE CURRICULA: A COMPARATIVE STUDY BETWEEN TAIWAN AND VIETNAM

Author: Viet-Hai Nguyen, University of Management and Technology, Ho Chi Minh City (Vietnam); Ping-Han Cheng, National Taipei University of Education, Taipei City (Taiwan); Yu-Hsuan Chien, National Taiwan Normal University, Taipei City (Taiwan); Chun-Yen Chang, National Taiwan Normal University, Taipei City, (Taiwan) - Universitas Negeri Malang, Malang (Indonesia); Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education, 2023, Volume 19, Issue 11, Article No: em2355

 

Citationhttps://www.ejmste.com/article/the-scientists-ways-in-national-science-curricula-a-comparative-study-between-taiwan-and-vietnam-13753

 

Abstract:

Recent science education reforms center at having students learn the practices of scientists. In this study, we aim at exploring how science curricular documents reflect the latest updates from the “practice turn” reform. To do that, we utilize the notion of the scientist’s ways of doing science as a perspective to observe the distribution of components constituting scientific practices in national science curricula.

Current literature provides several curriculum analysis frameworks based on taxonomies of cognitive demands or international tests. Still, those frameworks are either not intended for science curricula or limited in indicators and hence failed to capture an updating picture of science curricula that reflect the recent practice turn.

We employ multiple case study research design and qualitative content analysis approach to compare learning outcomes in Taiwan and Vietnam’s two national science curricula. Results from this study offer maps of scientific practices across curricular documents and relevant suggestions for stakeholders to improve science curricula. The study opens a new direction on researching science curricula to make science learning approaching the scientist’s ways in reality.

 

Tóm tắt:

Những đợt cải cách giáo dục khoa học gần đây tập trung vào việc hướng dẫn cách các nhà khoa học làm khoa học cho học sinh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khám phá xem các chương trình khoa học mới phát hành có phản ánh những cập nhật mới nhất từ cuộc cải cách “thực hành khoa học” không. Chúng tôi sử dụng những khái niệm về “cách nhà khoa học làm việc” trong thực tiễn là khung quan sát cho sự phân bố của các cấu phần chương trình giảng dạy khoa học quốc gia.

Hiện giờ, các nghiên cứu về chủ đề này vẫn có một số khung phân tích chương trình giảng dạy dựa trên các phân loại về nhận thức hoặc các bài kiểm tra quốc tế. Tuy nhiên, những khung này hoặc là không dành cụ thể cho giáo dục khoa học, hoặc bị hạn chế về các chỉ số. Do đó, chúng không giúp nắm bắt được bức tranh cập nhật về chương trình giảng dạy khoa học.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu đa trường hợp điển hình và phân tích nội dung định tính để so sánh Chuẩn đầu ra ở hai chương trình giảng dạy khoa học quốc gia của Việt Nam và Đài Loan. Kết quả từ nghiên cứu này cung cấp một bản đồ về những thực hành khoa học đang được phổ biến và đề xuất phù hợp cho các bên liên quan cải thiện chương trình giảng dạy khoa học. Nghiên cứu này mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu chương trình học khoa học nhằm đưa việc học khoa học trong nhà trường tiếp cận với cách các nhà khoa học làm việc trong thực tế.