Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Không thể phủ nhận việc đi làm thêm đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên từ việc trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng, cho đến gặp gỡ nhiều người để mở rộng mạng lưới kết nối. Tuy nhiên, đi làm thêm như thế nào, vào thời gian nào để không ảnh hưởng đến kết quả học tập là điều các UMTers cần biết và được định hướng ngay từ ban đầu.
Bạn hợp tác với một tổ chức hoặc doanh nghiệp để thực hiện một công việc hoặc dự án ngắn hạn tùy theo thỏa thuận. Chẳng hạn như cộng tác viên viết bài cho báo, cộng tác viên giảng dạy lập trình cho khóa học hè, cộng tác viên hỗ trợ sự kiện, cộng tác viên nhập dữ liệu... Các công việc này có thể làm bán thời gian hoặc toàn thời gian hoặc vào cuối tuần tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia làm việc thời vụ vào những ngày lễ, Tết là những việc chỉ làm trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng thu nhập cao hơn ngày thường như gói hàng hay bán hàng Tết. Nếu bạn có tài năng nghệ thuật, bạn có thể làm việc theo sự kiện như MC hoặc chụp hình cho tiệc sinh nhật…
Thời gian làm việc của bạn theo mô hình này linh động hơn, nhưng thu nhập của bạn có thể thay đổi tùy theo tính chất công việc và thời gian làm việc của bạn.
Kỹ năng đạt được
Sinh viên làm thêm cho doanh nghiệp, tổ chức ngoài giờ học (buổi tối hoặc làm việc theo ca). Những thành tích, kỹ năng bạn đạt được trong quá trình làm thêm là một điểm cộng cho hồ sơ. Những công việc bạn có thể làm như: Bán hàng, nhân viên tư vấn telesales, nhân viên trợ lý kinh doanh, nhân viên nhập dữ liệu…
Kỹ năng đạt được
Khi đi làm thêm, bạn không còn phải lo lắng khi mua những thứ cơ bản cần thiết hay bị động dựa vào nguồn tài trợ của cha mẹ. Bạn có thể tự chủ trong chi tiêu khi đi chơi với bạn bè hoặc mua cho mình món đồ yêu thích. Thậm chí bạn có thể chi trả cho tiền học phí hoặc tiền nhà trọ.
Công việc bán thời gian giúp bạn rèn giũa và phát triển các kỹ năng chuyển đổi như kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập, kỹ năng đổi mới sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát và phân tích chi tiết, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian… Kỹ năng chuyển đổi là các kỹ năng mà bạn có thể sử dụng được trong các công việc khác nhau và trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
Mạng lưới kết nối khi đi làm thêm có thể giúp sinh viên gặp gỡ nhau, tạo kết nối và phát triển các mối quan hệ nghề nghiệp hoặc tình bạn có thể giúp các bạn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Là nhân viên, sinh viên có thể có cơ hội thể hiện các kỹ năng và năng lực độc đáo của mình, điều này có thể thu hút sự chú ý của đồng nghiệp hoặc quản lý. Điều này có nghĩa là sau này bạn khi tốt nghiệp, các chuyên gia này có thể đã biết về khả năng của bạn, và có thể giới thiệu bạn cho các vị trí công ty họ đang ứng tuyển.
Nếu bạn tìm một công việc thực tập hoặc bán thời gian liên quan đến chuyên ngành của bạn, hoặc ngành bạn dự định làm việc sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ phát triển được các kinh nghiệm chuyên môn cần thiết cho sự nghiệp lâu dài của bạn. Quan trọng là bạn rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết.
Ngoài ra, bạn có thể có những trải nghiệm đi làm thật sự, cho dù công việc có thể không liên quan đến chuyên ngành của bạn. Kinh nghiệm này có thể dạy bạn về việc tuân thủ lịch trình, làm việc với khách hàng, hoặc làm việc như một nhân viên có giá trị của bộ phận Marketing hoặc Kinh doanh. Bất kể vai trò chuyên môn của bạn là gì, công việc đó sẽ là điểm cộng cho kinh nghiệm của bạn, và giúp bạn xây dựng một sơ yếu lý lịch vững chắc.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có công việc làm thêm trong trường đại học có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn theo hướng tích cực. Bạn có thể phát triển các kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian của mình - điều này có thể giúp bạn có thói quen học tập tốt hơn và cải thiện kết quả học tập. Vừa làm vừa đi học có thể giúp bạn hiểu cách quản lý trách nhiệm, và sắp xếp thời gian để giải quyết tất cả các lợi ích và mục tiêu của bạn. Mặc dù có vẻ vừa đi học vừa đi làm có thể khiến điểm số của bạn giảm sút, nhưng nếu bạn biết cách sắp xếp thời gian SMART, bạn sẽ quân bình được việc học và làm thêm. Điều này sẽ giúp đạt kết quả tốt trong học tập lẫn trau dồi kinh nghiệm.
Công việc làm thêm tuy giúp bạn trang trải cuộc sống, nhưng đó chưa phải là công việc gắn bó với tương lai của bạn. Đừng để công việc làm thêm khiến bạn xao lãng việc học. Điều quan trọng là bạn cần hoàn thành việc học của mình khi ngồi trên giảng đường đại học, để có một công việc tốt hơn với thu nhập cao hơn sau khi tốt nghiệp.
Việc làm thêm sẽ có ích hơn rất nhiều nếu việc làm có lợi cho chuyên ngành của bạn. Lúc này, nó sẽ không gói gọn ở thu nhập nữa mà còn là công việc giúp bạn trau dồi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của mình.
Trước khi tìm kiếm một công việc bán thời gian, hãy thiết lập rõ ràng tiêu chí học tập và làm việc của bạn. Nếu bạn đã có thời khóa biểu học cố định, hãy xác định xem bạn sẽ có bao nhiêu giờ rảnh mỗi tuần để làm việc. Tránh cố gắng quá sức. Hãy thiết lập rõ ranh giới giữa học tập và làm thêm, để giúp bạn quân bình được cuộc sống và duy trì sức khỏe tốt.
Trong quá trình phỏng vấn ứng tuyển, bạn nên thông báo với nhà tuyển dụng nếu lịch học bạn có thể thay đổi tùy lịch học tại trường hoặc các sự kiện quan trọng khác. Với thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng khi bạn thông báo trước về các thay đổi trong lịch làm việc, bạn sẽ được đánh giá cao và có thể tạo được mối quan hệ chuyên nghiệp có ích cho nghề nghiệp tương lai của bạn.
Sài Gòn nổi tiếng đông đúc và kẹt xe, bạn nên cân nhắc chọn công việc bán thời gian gần nhà hoặc trường để có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian và năng lượng khi di chuyển.
Một số công ty lừa đảo đăng tuyển bán thời gian với yêu cầu công việc, thời gian, địa điểm, … không rõ ràng nhưng với mức lương hấp dẫn khiến nhiều người tìm việc bị sập bẫy. Nơi đăng tin này có thể là người môi giới, dụ bạn trả phí cho họ nhưng sau đó bạn sẽ không kiếm được việc làm nào.
Hiện nay, thông tin tuyển dụng tràn lan trên mạng xã hội, các kênh tuyển dụng trực tuyến, tờ rơi,… nên người tìm việc rất khó phân biệt đâu là nơi tuyển dụng đáng tin cậy. Vì vậy, để tránh bị lừa đảo, bạn cần tìm đến các trung tâm việc làm uy tín hoặc các trang tìm việc chất lượng. Các kênh và đơn vị tuyển dụng uy tín sẽ giúp bạn có thông tin rõ ràng, hướng dẫn hồ sơ cũng như thông tin được cung cấp một cách minh bạch để bạn dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp.
Trong quá trình tuyển dụng, thường những nhà tuyển dụng uy tín sẽ không yêu cầu ứng viên phải trả bất kỳ chi phí nào, đặc biệt là những ứng viên đang tìm việc làm thêm. Vì vậy, bạn cần cảnh giác với những công ty yêu cầu mức phí khó hiểu hoặc mập mờ như phí hồ sơ, phí đồng phục, phí đào tạo, đặt cọc…
Gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn ứng tuyển việc là điều cần thiết để bạn đảm bảo quyền lợi của chính mình. Mọi thắc mắc về lương, thưởng, thuế thu nhập hay điều kiện công việc sẽ được giải đáp cụ thể trong buổi phỏng vấn, và các thỏa thuận sẽ được ghi rõ trong hợp đồng hợp tác hoặc làm việc. Lưu ý tránh gặp mặt nhà phỏng vấn tại những nơi riêng tư như nhà riêng hoặc khách sạn.
UMT có liên kết với các phòng ban tại UMT, cũng như các doanh nghiệp có uy tín về việc hỗ trợ thực tập, việc làm cho sinh viên. Ngoài ra, bộ phận phát triển năng lực nghề nghiệp thuộc Trung tâm dịch vụ sinh viên cũng hỗ trợ các UMTers chuẩn bị hành trang nghề nghiệp như
Hãy liên lạc ngay Trung tâm Dịch vụ sinh viên để được tư vấn hoạt động phù hợp giúp bạn cải thiện điểm yếu, củng cố điểm mạnh và tạo nên phiên bản tốt nhất của chính mình.