Tại Hội nghị ACBSP Khu vực 10 năm 2024 với chủ đề "Be Extraordinary - Emerging Partnerships for Student Success" (tạm dịch: Làm khác - Thúc đẩy quan hệ đối tác mới vì sự thành công của sinh viên), các đại diện sinh viên của UMT đã có những thành công bước đầu và trải nghiệm đáng nhớ cùng các chuyên gia, nghiên cứu viên trong và ngoài nước. Hãy cùng điểm lại những nghiên cứu đầu tay của các sinh viên tài năng UMT nhé!
Nhóm sinh viên: Huỳnh Phan Hoài Giang - Nguyễn Hoàng Phúc - Bùi Đoàn Quốc Việt
GVHD: TS. Trần Nam Quốc - Trưởng Khoa Kinh doanh UMT, TS. Tiết Tòng Tuyền - Phó Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh UMT
Nghiên cứu này nghiên cứu vai trò của các yếu tố bên ngoài (External Factors) và bên trong (Internal Factors) tác động đến việc thúc đẩy sự chuẩn bị nghề nghiệp chuyên nghiệp của sinh viên Việt Nam, bao gồm: Kiểm định quốc tế, Chiến lược phát triển trường đại học và Kỹ năng tìm việc làm. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng số hóa (Digitalization) là yếu tố bên ngoài giúp môi trường học tập trực tuyến và trực tiếp được kết nối với nhau nhằm thúc đẩy đổi mới giáo dục và tạo động lực tích cực cho người học.
Hơn nữa, các tác giả nhận ra tầm quan trọng của sự tự tin (Self-efficacy) vào năng lực bản thân (tức là yếu tố bên trong) trong việc hình thành niềm tin của sinh viên vào khả năng thành công của các bạn. Vì vậy, thông qua nỗ lực này, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các trường đại học và nhà hoạch định chính sách nhằm cải tiến hoạt động giáo dục và thúc đẩy một môi trường nuôi dưỡng sinh viên tốt nghiệp toàn diện, có khả năng thích ứng và năng lực cao.
Đại diện nhóm 1, sinh viên Nguyễn Hoàng Phúc đã hoàn thành xuất sắc phần thuyết trình và gây nhiều ấn tượng tại phiên thảo luận.
Tất nhiên, có những hạn chế trong nghiên cứu của các bạn sinh viên phải được xem xét. Do hạn chế về số liệu nên nhóm chỉ sử dụng mẫu là các trường Kinh doanh/Kinh tế tại khu vực TP.HCM. Sự khác biệt trong kết quả của nhiều hoạt động học thuật tại các trường có thể rất lớn, cần kiểm tra lại để áp dụng và có được bức tranh đầy đủ hơn trong các nghiên cứu tương lai. Để cải thiện nghiên cứu trên, nhóm tác giả có thể kết hợp dữ liệu định lượng và định tính, để tạo ra một phân tích toàn diện ngoài điểm số, làm sáng tỏ những thách thức mà người học phải đối mặt, từ đó đi sâu vào sự phức tạp của việc áp dụng kỹ năng và mức độ phù hợp theo ngữ cảnh.
Thông tin thêm về đề tài 1: https://fpt.edu.vn/tin-tuc/fpt-edu-tin-tuc-chung/bao-cao-vien-sinh-vien-tai-hoi-nghi-acbsp-khu-vuc-10-nghien-cuu-ve-huong-nghiep-trong-truong-dh?fbclid=IwAR2kHqqX-92yQubEYjlxp0ISdaOVEf09reYtaUozyTGUb4kZfNIKP6m8U1g
TS. Trần Nam Quốc - Trường Khoa Kinh doanh UMT (bìa phải ảnh) tham dự Hội nghị cổ vũ các bạn sinh viên và chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia, nghiên cứu viên.
Nhóm sinh viên: Trần Lê Anh Thư - Lâm Tường Khánh Duyên - Trần Lê Anh Bằng
GVHD: TS. Tiết Tòng Tuyền - Phó Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh UMT
Quan hệ đối tác ngày càng thu hút được sự chú ý trong giáo dục đại học trên toàn thế giới và có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm mang lại lợi ích cho việc học tập và phát triển của sinh viên. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm mục đích cung cấp đánh giá sơ bộ về các loại hình hợp tác khác nhau, có thể ảnh hưởng đến thành công trong học tập của học sinh như thế nào.
Bạn Trần Lê Anh Thư tự tin đại diện Nhóm trình bày lưu loát bằng Tiếng Anh trước phiên thảo luận.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, sự hợp tác có tác động tích cực đến sự thành công của sinh viên. Bởi ngày nay, các bạn đang phải đối mặt với những thách thức như: học tập, tài chính và xã hội. Mở rộng hợp tác chuyên ngành gắn với các chương trình giáo dục đại học là điều cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện. Với những lợi ích tích cực như sau:
Cải thiện chất lượng giáo dục - Kết quả học tập (Nhiều nghiên cứu cho thấy người học tham gia các chương trình hợp tác sẽ có điểm GPA cao hơn và tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn).
Kỹ năng thực hành (Hợp tác giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian).
Động lực học tập (Hợp tác giúp người học cảm thấy hứng thú và gắn bó với việc học hơn). Việc phổ biến rộng rãi về lợi ích của hợp tác cho các trường đại học, doanh nghiệp và phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác trong giáo dục.
Tại Hội nghị, UMTers đã có cơ hội tham gia các phiên thảo luận sôi nổi, tiếp cận nhiều góc nhìn mới mẻ về các vấn đề quan trọng liên quan đến chủ đề “Thúc đẩy quan hệ đối tác mới vì sự thành công của sinh viên”. Qua đó, các bạn không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, trình bày và giao tiếp hiệu quả.
ThS. Huỳnh Thúy Phương - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng UMT tham dự Hội nghị, trao đổi tại các phiên thảo luận đồng thời đẩy mạnh các hoạt động để UMT hướng đến đạt chuẩn kiểm định ACBSP.
Sự tham gia của hai nhóm sinh viên UMT tại Hội nghị ACBSP là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của toàn thể Ban Lãnh đạo, Ban Giám hiệu Nhà trường và cũng chính là sự đồng hành sâu sắc của các thầy cô Khoa Kinh doanh, GVNV của UMT. Các thành viên nhà UMT đã có những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên tại Hội nghị ACBSP năm 2024.
Kết quả đạt được tại Hội nghị là niềm tự hào của UMT và là động lực để Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên phát triển toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) khẳng định vị thế và uy tín trong cộng đồng giáo dục quốc tế.
Nguồn tham khảo:
ACBSP Region 10 Conference 2024
Tổng hợp:
Huỳnh Phan Hoài Giang - Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh UMT