Hiện nay, không ít các bạn thí sinh băn khoăn khi đứng trước các phương thức xét tuyển đại học khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về một số phương thức xét tuyển hiện nay để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn. Cùng UMT xem nhé!
Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 20 phương thức xét tuyển đại học khác nhau. Các trường đại học đa số đều sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, điều này giúp tăng cơ hội trúng tuyển dành cho thí sinh. Dưới đây là một số phương thức xét tuyển phổ biến nhất.
Đây là phương thức tuyển sinh phổ biến nhất trong suốt nhiều năm qua. Thí sinh nếu sử dụng phương thức này, bắt buộc phải tham dự kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023 và kết quả thi sẽ được dùng để xét tuyển vào các trường đại học. Kết quả xét tuyển sẽ tùy vào ngành học và tổ hợp môn mà thí sinh lựa chọn.
Sau kỳ thi Tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi, lúc này các trường đại học sẽ lần lượt đưa ra mức điểm sàn theo quy định. Thí sinh nào đủ điều kiện mức điểm sàn mà trường đại học đã đưa ra sẽ được phép đăng ký xét tuyển trên cổng của Bộ GD&ĐT. Thời gian ngắn sau khi đóng cổng đăng ký, tùy theo chỉ tiêu đã đề ra, các trường sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển đến thí sinh.
Ở phương thức này, thí sinh có nhiều lựa chọn trong quá trình đăng ký. Cụ thể, các bạn có thể chọn xét tuyển điểm trung bình các môn của cả 3 năm THPT, điểm trung bình các môn lớp 12, hoặc điểm trung bình của tổ hợp môn mà các bạn lựa chọn.
Việc đăng ký phương thức xét tuyển này giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển và giúp các bạn yên tâm hơn trong quá trình ôn luyện thi Tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, sẽ càng tuyệt vời hơn nếu bạn trúng tuyển sớm vào ngôi trường mà các bạn yêu thích.
Nếu thuộc một trong các đối tượng được đề cập tại Quy chế xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT hay của trường đại học mà mình đang hướng đến, thí sinh hoàn toàn đủ điều kiện để nộp hộ sơ xét tuyển theo phương thức này.
Đây là kỳ thi đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh, bao gồm ngôn ngữ, xử lý dữ liệu, tư duy logic và giải quyết vấn đề. Đề thi sử dụng trắc nghiệm khách quan, gồm 120 câu trong 150 phút, trải dài ở tất cả các môn. Năm 2023, ĐHQG TP.HCM tổ chức 2 đợt thi, đợt 1 vào ngày 26/3 và đợt 2 vào ngày 28/5. Kết quả kỳ thi này được ĐHQG TP.HCM, các đơn vị thành viên cũng như nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển.
Nếu như đa số các trường phía Nam sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM thì nhiều trường phía Bắc sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội. Năm 2023, ĐHQG Hà Nội tổ chức 8 đợt thi tại 7 tỉnh/thành từ ngày 10/3 - 4/6. Thí sinh làm bài trên máy tính, thời gian 195 - 199 phút. Đề thi có 150 câu, gồm 3 phần ở các lĩnh vực Toán học, Văn học - Ngôn ngữ và Khoa học Tự nhiên - Xã hội.
Nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, từ năm 2020, Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu tổ chức kỳ thi này. Năm 2023, đề thi gồm 3 phần bắt buộc là Tư duy Toán học, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề, Tư duy Đọc hiểu với thời gian 150 phút. Kết quả của kỳ thi này dự kiến sẽ được hơn 80 trường đại học sử dụng để xét tuyển trong năm nay.
Kể từ năm 2022, thí sinh dự thi vào các trường CAND bắt buộc phải thi ĐGNL do Bộ Công an tổ chức. Điểm số của bài thi này chiếm 60% trong điểm xét tuyển đại học của thí sinh (điểm thi Tốt nghiệp THPT chiếm 40%). Đề thi gồm 2 phần, trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm gồm 3 lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ. Phần tự luận, thí sinh lựa chọn Toán học hoặc Ngữ văn. Thời gian làm bài mỗi phần là 90 phút. Kỳ thi này diễn ra sau kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh sẽ thi tập trung tại một trong các trường CAND theo thông báo.
Riêng Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT), năm 2023 sử dụng 5 phương thức xét tuyển sau:
Trên đây là một số các phương thức xét tuyển đại học phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này của UMT sẽ giúp các bạn thí sinh tự tin hơn trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với bản thân.