HỌC VẤN: CON ĐƯỜNG MỞ RA TƯƠNG LAI CHO VẬN ĐỘNG VIÊN HẬU THI ĐẤU

Ngày đăng: 15/05/2023

Chúng ta thường nhắc đến “cô gái, chàng trai vàng” đạt thành tích cao của thể thao nước nhà, điển hình là tại SEA Games 32 đang diễn ra tại Campuchia, thế nhưng ít ai đề cập hay nghĩ đến việc làm thế nào đầu tư và xây dựng “tương lai vàng” cho những cô gái, chàng trai vàng” đã làm nên kỳ tích này có được nghề nghiệp, tương lai bền vững tương xưng với các điều phi thường mà họ đã và đang cống hiến cho tổ quốc.

 

Môi trường thể thao Việt Nam đã tạo điều kiện ươm mầm và nuôi dưỡng nên rất nhiều Vận động viên (VĐV) xuất sắc, nhưng lại bỏ ngõ câu chuyện bồi dưỡng và tạo môi trường học tập với định hướng theo cùng tài năng thể thao của các em để các em có thêm nhiều cơ hội phát huy thế mạnh trong sự nghiệp của mình ở tương lai. Thậm chí, với kiến thức học được, các VĐV có thể chuyển hướng nếu chẳng may không thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thể thao.

UMT – Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM đã trao học bổng toàn phần Global 365 triệu đồng cho Vận động viên (VĐV) Nguyễn Quang Trung. Tại SEA Games 32, Nguyễn Quang Trung đã xuất sắc đạt thành tích môn Cờ ốc (Ouk Chaktrang) với 1 HCB Cá nhân nam và 1 HCĐ Đồng đội nam. Đây là một phần nhỏ trong quỹ học bổng 22 tỷ mà UMT muốn dành cho các VĐV trẻ tài năng mong muốn theo đuổi song song cả thể thao lẫn học vấn.

 

Thực tế cho thấy, con đường phát triển sự nghiệp của một VĐV là hành trình liền mạch giữa tuổi trẻ cống hiến thi đấu và một tương lai công việc tương xứng và bền vững cho họ sau khi giã từ sự nghiệp VĐV, một lộ trình hẳn hoi cần được xây dựng bài bản chứ không phải những pha “tạt cánh” nhảy nghề nhảy việc. Vừa qua Ðại học Quản lý và Công Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh – UMT công bố nhiều chính sách học bổng vô cùng giá trị và hấp dẫn được nhằm tạo điều kiện cho các VĐV như những gì Tiến sĩ Jane Nguyễn, Viện trưởng Viện Khoa học và Quản lý TDTT trường UMT cho biết về những điểm độc đáo của trường dành cho VĐV:

• Tuyển thẳng VĐV có thành tích thể thao từ cấp độ quốc gia đến quốc tế.

• Môi trường học tập Quốc tế, chuẩn đầu ra tiếng Anh quốc tế cho tất cả VĐV học tại trường.

• Hệ thống cơ chế đãi ngộ sinh viên là VĐV, tạo điều kiện để đảm bảo sinh viên có thể vừa học tập vừa thi đấu một cách hợp lý, thuận tiện.

• Được học cùng các chuyên gia thể thao đầu ngành, được thực tập tại các doanh nghiệp, các tập đoàn thể thao nổi tiếng toàn cầu.

Những chương trinh hỗ trợ cho các VĐV có thể vừa tiếp tục thi đấu vừa có thể đáp ứng con đường học vấn

 

Chương trình học tập phù hợp, đem đến những kiến thức thực tế, mới nhất của ngành QLTDTT đến với các bạn sinh viên. Đồng thời các môn học thời thượng cũng đúng “trend” của một thế hệ “Gen Z” năng động, tài giỏi. Cốt yếu là để hiện thực hoá “giấc mơ về một thế hệ vàng những nhà QLTDTT đẳng cấp trong tương lai”. Đó cũng là tiêu chí hàng đầu trong việc đào tạo giảng dạy tại UMT cũng như hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho các VĐV có cơ hội nâng cao những kỹ năng khác bên cạnh kỹ thuật thể thao.

Việc tạo điều kiện liên kết giữa Liên đoàn và các trường ĐH sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ của các VĐV trong con đường phát triển sự nghiệp hậu thi đấu

 

Đến với ngành Quản lý TDTT, sinh viên có cơ hội được học trong một môi trường mang tính thực tiễn, thực hành cao. Từ giáo trình “bản quyền” phù hợp môi trường thể thao quốc tế; chương trình giảng dạy phù hợp thực tiễn, thực hành cao; đội ngũ giảng viên danh tiếng giàu kinh nghiệm; các nhà cố vấn từ các trường đại học nổi tiếng thế giới; đến các chuyên gia, các nhà điều hành đến từ các liên đoàn, tổ chức thể thao lớn trong và ngoài nước…

Lê Khánh Hưng, người giành HCV đầu tiên cho bộ môn này tại SEA Games 32 mới chỉ sinh năm 2008 nên còn một hành trình dài để nối tiếp con đường học vấn và theo đuổi cả sự nghiệp thể thao

 

Với chương trình đào tạo chuẩn công dân toàn cầu, UMT giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để phát triển trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và quốc tế hoá, thông qua các khóa thực tập tại doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, các VĐV sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các đơn vị này sau khi không còn thi đấu thể thao. Và xa hơn, là các trường Đại học khác cũng sẽ tạo điều kiện để các VĐV có thể theo đuổi con đường học vấn song song với con đường đường thể thao.

 

Jane Nguyễn – Thanh Thiên

Nguồn: saigonthethao.vn